Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 15
Số lượng câu trả lời 416
Điểm GP 31
Điểm SP 667

Người theo dõi (88)

Văn Lê Đức
Thi Trương
team5a

Đang theo dõi (21)


Câu trả lời:

Nhân cách, phẩm chất là thước đo giá trị của con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói mà ta vẫn giữ đượccuộc sống trong sạch thì quả là đáng quý vô cùng. Từ ngàn xưa, việc giữ gìn nhân cách của con người trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:

“ Đói cho sạch, rách cho thơm”

Ta hiểu như thế nào về lời dạy đó?

Trong câu tục ngữ, cảnh mở ra đầu tiên là “đói” và “ rách”. Nhưng đối lập với cảnh “đói” và “rách” lại là tính chất “sạch” và “thơm”. Thường thì đói là không đầy đủ, phải thiếu thốn và đã nghèo thì khó mà có thể lành lặn được, tức là phải rách. Câu tục ngữ đã nêu lên hoàn cảnh của con người lúc ở vào tình huống thiếu thốn, cơ cực. Ấy vậy mà khi nghèo đói khi thiếu thốn như vậy ta vẫn phải làm sao cho sạch sẽ, quần áo không lành lặn nhưng cũng phải làm sao cho thơm tho, tức là không có mùi hôi. Đã có bao nhiêu người nghèo đã làm được như vậy? Trên thực tế, neus theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây, ông cha ta mượn những tính chất sạch và thơm để nhằm giáo dục con người.

Thực tế, người ta thường vịn vào cảnh túng nghèo, thiếu thốn để đổ lỗi cho cách ăn mặc rách nát hoặc dơ bẩn của mình. Đó là hình thức bên ngoài nhưng còn giá trị, nhân phẩm của con người thì sao? Đây mới chính là cái lõi của câu tục ngữ muốn đề cập đến. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có, mà do chính ở con người tạo ra. Hay nói đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Dù sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, khó khăn như thế nào thì chúng ta cũng phải giũ cho được sự trong sạch, cao đẹp của tâm hồn. trong bất cứ hoàn cảnh sống nào ta cũng phải giữ cho được nhân cách, lòng tự trọng của con người, đừng làm điều xấu xa để làm tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự cgia đình. Ta phải biết kiềm chế, sáng suốt và bình tĩnh, đừng vì một khức quanh co trong cuộc đời nghèo túng mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Đúng vậy, nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là một hình tượng cao đẹp thật đáng trân trọng. trước sự nghèo đói khốn cùng, lão thà chịu chết một cách trong sạch chứ không thể vì muốn sống mà gây lụy phiền cho mọi người. Cái chết của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc, bởi lẽ lão là một lão nông nghèo mà có được nhân cách đáng quý, đáng khâm phục. Hay chúng ta cũng biết chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố cũng quá nghèo phải bán con bán chó để nọp sưu cho chồng, vậy mà chị mạnh dạn ném nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân đẻ bảo vệ lòng chung thủy với chồng.

Không chỉ trong một câu tục ngữ trên mà Biểu tượng người dân lao động bình thường, nghèo khổ nhưng biets giữ gìn “tiếng thơm” để lại cho con cháu đời sau, còn đuuọc thể hiện qua hình ảnh con cò trong bài ca dao “con cò mà đi ăn đêm”:

“Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”

Đúng như vậy các bạn ạ, truyến thống, nhân cách, phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta từ bao đời nay thật đáng trân trọng và tấm gương để cho con cháu đời sau noi theo. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cái truyền thống ấy vẫn mãi mãi trường tồn vĩnh cửu.

Lời dạy trên thật là một bài học sâu sắc có giá trị giáo dục về nhân cách, đạo đức cho con người. thấm nhuần và hiểu rõ giá trị của câu tục ngữ, mỗi người trong chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời giáo huấn trên. Và ngày nay, phẩm chất, nhân cách con người là một vấn đề càng được coi trọng. trong hoàn cảnh xã hội phức tạp nhưng ta luôn giữ được sạch, thơm là điều đáng quý vô ngần.

Câu trả lời:

​Thư gửi mẹ hiền

Có lẽ mẹ sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được lá thư này. Bởi lẽ mẹ sẽ chẳng hiểu tại sao con viết thư này và viết gì trong đó khi mà con không mắc lỗi gì. Mẹ biết không?

Con muốn viết cho mẹ thật nhiều những bức thư yêu thương thay vì mẹ phải nhận những bức thư xin lỗi đều đặn của con. Chỉ tại con là một đứa ngang bướng và không biết cách biểu lộ tình cảm nên con khó có thể nói với mẹ những lời từ sâu thẳm lòng con. Vì vậy con chỉ có thể viết những dòng này để mẹ biết được con yêu mẹ đến nhường nào!

Mẹ ơi! Con nghĩ Đấng Tạo Hóa quá hào phòng với con, bởi Ngài đã cho con đến trong cuộc đời này, ban cho con vô số quà tặng. Nhưng với ***** là quà tặng quí nhất không phải vì mẹ là một vị thánh hay một vĩ nhân mà chỉ đơn giản vì mẹ là MẸ của con.

Con biết Mẹ đã hy sinh cho chúng con quá nhiều: tuổi thanh xuân, sức khỏe, thời gian riêng của bản thân…có lẽ là cả cuộc đời này chúng con luôn được mẹ bao bọc che chở! Chúng con được sinh ra, kinh tế gia đình mình không khá giả chính vì thế mà mẹ luôn chắt chiu, dành dụm để lo tiền ăn học, thuốc men khi chúng con ốm đau. Dẫu cuộc sống có khó khăn nhưng chúng con luôn được sống trong tình thương yêu và mẹ luôn để chúng con được bằng các bạn cùng trang lứa. Con vẫn nhớ những khi chúng con bị ốm, không ngủ được và khóc vì đau thì mẹ lại thức trắng cả đêm để dỗ dành, tìm mọi cách cho chúng con ngủ. Con đi học, mẹ luôn lo lắng để chúng con khỏi thua bạn thua bè. Mẹ nói: “Các con thấy đó vì hồi trẻ mẹ không chịu cố gắng học hành cho tốt nên bây giờ mẹ phải làm công việc vất vả, các con phải chịu khó cố gắng nỗ lực học giỏi sau này con có cuộc sống tốt hơn, con có thể đi đến các nước trên thế giới, điều quan trọng hơn là con chứng minh được bản thân mình với mọi người”. Dù công việc bận rộn, vất vả là thế nhưng mẹ luôn theo sát chỉ bảo chúng con học hành. Rồi con cũng không phụ sự kỳ vọng của mẹ, ngày con nhận giải thưởng học sinh giỏi toán của tỉnh mẹ đã khóc vì sung sướng, tự hào.

Mẹ còn là người vị tha, con nói điều này không phải vì mẹ chưa bao giờ đánh chúng con. Mà vì mẹ luôn thông cảm và sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm của chúng con. Bởi vậy từ khi còn bé mỗi lần bị điểm kém hay mắc phải lỗi gì thì mẹ là người đầu tiên con thổ lộ. Mẹ ơi! Con biết mẹ buồn vì con nhiều lắm! Bởi đôi lúc con chẳng vâng lời, còn cãi lời, thậm chí thờ ơ trước những lời khuyên của mẹ. Con xin lỗi mẹ dù là lời xin lỗi muộn màng nhưng con hứa sẽ không để mẹ phiền lòng nhiều vì con nữa.

Mẹ yêu dấu! Con viết những dòng này nhưng rất có thể con sẽ không bao giờ gởi đi! Thời gian sẽ dần qua đi, những dòng chữ này rồi cũng mờ nhạt theo năm tháng nhưng mẹ ơi tình yêu chúng con dành cho mẹ là mãi mãi. Mẹ hãy dành thời gian chăm sóc bản thân mình! Hãy cho chúng con cơ hội để đền đáp tình yêu của mẹ. Mẹ hứa phải sống thật lâu với chúng ***** nhé!

Con yêu và gửi tới mẹ ngàn nụ hôn! con yêu mẹ nhiều

Chúc bạn học tốt

Câu trả lời:

Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống bởi thế nhân dân ta có câu ” gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” . Nhưng yếu tố con người là quan trọng hơn cả môi trường sống, bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó vì thế gân mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ.” Mực” ở đây là mực tàu để viết bút lông khi dùng phải mài vào đĩa có nước rồi nhúng ngòi bút lông vào mực mài đó mà viết chữ nho nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra chân tay, quần áo, đen bẩn. Còn ” đèn” là vật phát sáng ngồi gần đèn sẽ sáng sủa rạng rỡ. Tuy nhiên không dừng lại ở nghĩa này, điều mà ông cha ta muốn nói sâu sa hơn là sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy vì con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi – bắt chước cái hay cái tốt và cũng bắt chước được cả cái dở cái xấu.

” Gần mực thì đen” ta đã bắt gặp hình ảnh Chí Phèo trong chuyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành chất phát bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội phải đi tù, sao bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà từ của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người như thế. Ngược lại gần đèn thì rạng câu chuyện ” mẹ hiền dạy con” đã chứng minh rõ nét nhất. Mạnh tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc.

Trong thực tế ta thấy học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt, gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu, trong những trường hợp như vậy ta thấy “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là đúng tuy nhiên không phải ai gần mực cũng đen, ai gần đèn cũng rạng bởi lúc đó ta cản thận nên mực không thể gây bẩn , bởi ra cố tình ngồi khuất nên gần đèn chưa chắc đã rạng.

Bởi vậy phẩm chất của con nguồi nằm ở chính bản lĩnh của con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như thanh thép để lâu ngày không tô luyện sẽ han gỉ trở nên vô dụng.

Trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm có những chiến sĩ tình báo hoạt động thầm lặng, chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go khắc nghiệt. Sống giữa sự xa hoa những lời lẽ tán dương của quân địch liệu họ có phản bội Tổ quốc, làm thế nào để bên ngoai vỏ bọc lính ngụy bên trong học vẫn giữ phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ? sống quanh những lời xì xầm, bàn tán bị coi là Việt gian liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc trong môi trường ấy đòi hỏi người chiến sĩ tình báo không chi cần bộ óc nhanh nhẹn mà còn cần một bản lĩnh vững vàng để tự chiến đấu với bản thân.

Tóm lại câu tục ngữ” gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp ta thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người, đặc biệt là tính cách. Tuy nhiên con người có thể hoàn toàn chủ động đón nhận hoàn cảnh dù sống trong môi trường không tốt – gần mực nhưng nếu bản lĩnh thì ta vẫn như đóa hoa thơm ngát: ” gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.