1)
Tôm lột vỏ để tăng trưởng. Trong vòng đời của mình tôm phải lột vỏ nhiều lần.
Mỗi khi sinh trưởng đến một giai đoạn nhất định, vỏ của tôm bị lão hóa, vỏ mới được hình thành từ bên trong. Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp vỏ cũ giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực tôm rút ra trước, sau đó là phần bụng và các phần phụ phía sau, tôm rút ra khỏi lớp vỏ cũ bằng cách uốn cong mình toàn cơ thể.
Những con tôm khỏe mạnh, chỉ cần 3~5 phút là có thể lột vỏ xong. Cơ thể tôm khi mới lột vỏ có màu trong, yếu, bơi lờ đờ trên mặt nước, hoặc vùi dưới đáy ao, nhạy cảm với môi trường.
Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ nếu tôm nhỏ, và sau 1-2 ngày đối với tôm lớn.
Độ mặn thấp hoặc nhiệt độ cao sẽ tăng số lần lột vỏ của tôm. Tôm cũng có thể lột vỏ khi môi trường thay đổi, hoặc sử dụng các chế phẩm kích lột.
Tôm thẻ chân trắng: Trong giai đoạn ấu trùng, khi nhiệt độ nước khoảng 28℃, khoảng 30 ~ 40 tiếng sẽ lột vỏ một lần. Tôm lớn khoảng 15 ngày mới lột vỏ một lần.
Tôm càng xanh: từ khi nở thành ấu trùng, phát triển thành tôm bột tôm có 11 lần lột xác, từ tôm bột đến 2 gam: 2-8 ngày lột vỏ một lần, sau đó chu kỳ lột vỏ lâu hơn lên.
Lưu ý: Khi cơ thể tôm mới lột vỏ còn yếu dễ bị các con tôm khỏe khác ăn thịt. Khi lột vỏ, tôm cần nhiều oxy, nếu thiếu ôxy tôm sẽ yếu và dễ nhiễm bệnh.
2)
Dưới lớp vỏ của tôm có chứa sắc tố cũng giống cua thôi khi chết thì lớp sắc tố ấy bị vỡ ra và cũng tạo cho tôm hoặc cua khi chết thì có màu