HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể?
A. Đột biến lặp đoạn
B. Đột biến chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể
C. Đột biến đảo đoạn
D. Đột biến mất đoạn
Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
A. Adenin
B. Timin
C. Uraxin
D. Xitozin
Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5'AAG3' quy định Lys; 5'UUU3' quy định Phe; 5'GGX3'; GGG và 5'GGU3' quy định Gly; 5'AGX3' quy định Ser. Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so vói chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclệôtit.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclệôtit có thể làm cho chuỗi pôlipeptit mất đi nhiều axit amin.
II. Đột biến mất một cặp nuclệôtit ở cuối gen có thể làm cho gen mất khả năng phiên mã.
III. Đột biến thêm một cặp nuclệôtit có thể làm giảm tổng liên kết hiđro của gen.
IV. Đột biến thay thế hai cặp nuclệôtit có thể chỉ làm thay đổi cấu trúc của một bộ ba.
B. 2
C. 3
Ở thể đột biến nào sau đây, số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh duỡng là một số chẵn?
A. Lệch bội dạng thể một
B. Lệch bội dạng thể ba
C. Thể song nhị bội
D. Thể tam bội
Phân tích vật chất di truyền của một chủng gây bệnh cúm ở gia cầm thì thấy rằng vật chất di truyền của nó là một phân tử axit nuclệic được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân với tỉ lệ mỗi loại là 27%A, 19%U, 23%G, 31%X. Loại vật chất di truyền của chủng gây bệnh này là
A. ADN mạch kép
B. B. ADN mạch đơn
C. ARN mạch kép
D. ARN mạch đơn
Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?
A. ADN
B. tARN
C. rARN
D. mARN
Khi nói về NST ở sinh vật nhân chuẩn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc
B. NST được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là: prôtêin histôn và ADN
C. Trong tế bào xôma của cơ thể lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp nên được gọi là bộ 2n
D. Số lượng NST nhiều hay ít là tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ tiến hoá của loài
Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3'AXG GXA AXA TAA GGG5'. Các côđon mã hóa axit amin: 5'UGX3', 5'UGU3' quy định Cys; 5'XGU3', 5'XGX3'; 5'XGA3'; 5'XGG3' quy định Arg; 5'GGG3', 5'GGA3', 5'GGX3', 5'GGU3' quy định Gly; 5'AUU3', 5'AUX3', 5'AUA3' quy định Ile; 5'XXX3', 5'XXU3', 5'XXA3', 5'XXG3' quy định Pro; 5'UXX3' quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến.
II. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào cũng không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.
III. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.
IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ làm cho chuỗi pôlipeptit bị thay đổi 1 axit amin