HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Hòa tan hết hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 có số mol bằng nhau vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được dung dịch X. Các chất tan có trong dung dịch X là
A. CuSO4, FeSO4, H2SO4
B. CuSO4, Fe2(SO4)3, FeSO4
C. CuSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4
D. CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4
Một kim loại M tác dụng được với dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 đặc nguội. Kim loại M là
A. Al
B. Ag
C. Zn
D. Fe
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Hh gồm 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức và 0,1 mol muối của axit đó với kim loại kiềm có tổng khối lượng là 15,8 gam. Tên của axit trên là
A. axit propanoic
B. axit etanoic.
C. axit metanoic.
D. axit butanoic.
Cho 86,3g hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủA. Giá trị của m là
A. 10,4.
B. 27,3.
C. 54,6.
D. 23,4.
Quặng chứa hàm lượng sắt cao nhất là:
A. Hematit.
B. Manhetit.
C. Xiderit.
D. Pirit.
Hỗn hợp X gồm a gam Al và a gam các oxit của sắt. Đun nóng hỗn hợp X trong chân không cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được chất rắn Z; 37,184 lít H2 (đktc) và dung dịch T . Cho chất rắn Z tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 16,128 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A chỉ chứa muối sunfat . Cô cạn A thu được 2,326a gam muối khan. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 45,9.
B. 40,5.
C. 37,8.
D. 43,2.
Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đềụ có phản ứng tráng bạc, z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là
A. HCOO-CH=CHCH3.
B. HCOO-CH2CHO.
C. HCOO-CH=CH2.
D. CH3COO-CH=CH2.