HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Một dung dịch có chứa các ion: 0,05 mol Mg2+; 0,15 mol K+; 0,1 mol NO3- và x mol SO42-. Giá trị của x là:
A. 0,05.
B. 0,075.
C. 0,1.
D. 0,15.
Hòa tan hoàn toàn Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thu được 4,48 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch trong điều kiện không có oxi thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 30,4.
B. 15,2.
C. 22,8.
D. 20,3.
Hòa tan hết 6g hợp kim Cu – Ag trong dung dịch HNO3 tạo ra được 14,68g hỗn hợp muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của hợp kim là
A. 50% Cu và 50% Ag.
B. 64% Cu và 36 % Ag.
C. 36% Cu và 64% Ag
D. 60% Cu và 40% Ag.
Cho phương trình hóa học của phản ứng sau: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe.
B. Kim loại Cu khử được ion Fe2+.
C. Ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+.
D. Ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+.
Hỗn hợp X chứa 3,6 gam Mg và 5,6 gam Fe cho vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 a M và Cu(NO3)2 a M thu được dung dịch A và m gam hỗn hợp chất rắn B. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa D. Nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E có khối lượng 18 gam. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 31,2.
B. 22,6.
C. 34,4.
D. 38,8.
Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn món hóa học
B. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa
C. Nối thanh Zn với vỏ tàu thủy bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ.
D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước
Đường tròn (C): (x-2) 2+ (y-1) 2 = 25 không cắt đường thẳng nào trong các đường thẳng sau đây?
A.Đường thẳng đi qua điểm (2;6) và điểm (45;50) .
B.Đường thẳng có phương trình y-4 =0 .
C.Đường thẳng đi qua điểm (3;-2) và điểm (19; 33)
D.Đường thẳng có phương trình x- 8= 0.
Có các kim loại Cu, Ag, Fe và các dung dịch muối C u ( N O 3 ) 2 , A g N O 3 , F e ( N O 3 ) 3 . Kim loại nào tác dụng được với cả 3 dung dịch muối?
A. Fe.
B. Cu, Fe.
C. Cu.
D. Ag.
Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?
A. Thêm NaOH vào dung dịch chứa F e C l 3 màu vàng thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
B. Thêm một ít bột Fe vào lượng dư dung dịch A g N O 3 thấy hình thành dung dịch màu xanh nhạt.
C. Thêm F e ( O H ) 3 màu nâu đỏ vào dung dịch H 2 S O 4 thấy hình thành dung dịch màu vàng.
D. Thêm Cu vào dung dịch Fe(NO 3 ) 3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh
Cho 8,4 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,5M và FeCl3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 6,4.
B. 3,2.
C. 5,6.
D. 5,24.