Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 308
Điểm GP 48
Điểm SP 882

Người theo dõi (76)

prolaze
Kim Thien
lê huân

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

1/ Tìm hiểu đề và tìm ý:
a/ Tìm hiểu đề:
Cần lưu ý:
– Xác định thể loại
– Xác định nội dung:nghị luận về lòng biết ơn.
-Chú ý: từ “suy nghĩ” 
b/ Tìm ý:
Đọc và trả lời câu hỏi để có ý cho bài văn:
*Gợi ý:
– Câu tục ngữ có nghĩa đen, nghĩa bóng như thế nào?
– Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam?
– Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?

Sau tìm hiểu đề và tìm ý chúng ta sẽ làm dàn ý. Vậy từ dàn ý đề cương của SGK, các em hãy lập dàn ý chi tiết theo từng nhóm sau:

– Nhóm 1: Mở bài
– Nhóm 2: Giải thích câu tục ngữ
– Nhóm 3: Đánh giá nhận xét
– Nhóm 4: Kết bài

Gợi ý: 
–          Cần giải thích những từ ngữ nào?
–          Câu tục ngữ nêu lên đạo lý gì?
–          Câu tục ngữ nhắc nhở những ai?
–          Câu tục ngữ khích lệ mọi người điều gì?

2/Lập dàn bài:

a. Mở bài
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
-Có nhiều cách mở bài:
+ Từ chung è Riêng
+ Từ thực tế è Đạo lí
+ Đưa ra câu tục ngữ có cùng quan điểm hoặc trái ngược với quan điểm cuả vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn.
b. Thân bài
1/Giải thích nội dung câu tục ngữ (Nghĩa đen, nghĩa bóng).
2/Đánh giá nội dung câu tục ngữ:
a/ Khẳng định hoàn toàn đúng
b/ Xác lập luận điểm:
– Tại sao phải có lòng biết ơn?
+ Vì đó là đạo lí làm người
+ Truyền thống tốt đẹp cuả người Việt ta
+  Cơ sở để xây dựng và phát triển xã hội
+  Nguyên tắc đối nhân xử thế
(Lí lẽ và dẫn chứng cụ thể)
– Phê phán:
Kẻ vong ân bội nghĩa, ”Ăn cháo đá bát”

 

c. Kết bài
– Khẳng định truyền thống tốt đẹp.
– Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với hôm nay. è Sống và làm việc theo đạo lí.
Các bạn hãy viết phần thân bài từ dàn bài chi tiết trên:
Nhóm 1 và 3: Giải thích câu tục ngữ.
Nhóm 2 và 4: Nhận định, đánh giá câu tục ngữ

3/ Viết bài

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều kinh nghiệm quý báu, nhiều bài học đạo lý nhắc nhở con người sống đúng, sống đẹp. Một trong những câu tục ngữ đó là  ”Uống nước nhớ nguồn”.

Vậy ”Uống nước nhớ nguồn” là gì? Uống nước là hưởng thành quả, sản phẩm vật chất, tinh thần của người khác. Nhớ nguồn là người hưởng thụ phải tri ân, gìn giữ và phát huy thành quả của người làm ra chúng. Câu tục ngữ nói lên lòng biết ơn những người làm ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ và nhắc nhở mọi người sống có đạo lý, nhân nghĩa bởi cuộc đời cũng có những kẻ vô ơn “Qua cầu rút ván”, “Có mới nới cũ”, “Uống nước quên người đào giếng”. Nhớ ơn vốn là truyền thống đạo lý của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thật vậy, trong gia đình con cái phải biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ được thể hiện qua các ngày giỗ, ngày lễ, thờ phụng, thăm viếng mồ mã ông bà, tổ tiên và yêu kính cha mẹ. Trong nhà trường, học sinh phải biết ơn thầy cô vì “Không thầy đố mày làm nên”, hàng năm có ngày kỉ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh thầy cô. Trong xã hội, thế hệ sau phải nhớ ơn thế hệ trước đã chiến đấu hi sinh, đổ bao mồ hôi nước mắt để bảo vệ, xây dựng đất nước như ngày nay, có phong trào đền ơn đáp nghĩa thể hiện lòng biết ơn những thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng , bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống đạo lý ”Uống nước nhớ nguồn” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững. Chúng ta cần có ý thức vun đắp, bảo vệ, góp phần xây dựng thành quả đạt được làm cho gia đình hạnh phúc, đất nước giàu mạnh.

Tóm lại, câu tục ngữ là một lời khuyên nhắc nhở sâu sắc về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là thước đo đánh giá con người. Sống và thực hiện theo đạo lý trên là biểu hiện lối sống nghĩa tình, vừa văn minh, văn hóa.

Câu trả lời:

Những phẩm chất cao quí trong tâm hồn con người luôn là một mục tiêu mà chúng ta vươn tới. Đó chính là đức hạnh. Những phẩm chất đó tô điểm cho tâm hồn chúng ta, làm chúng ta luôn hoàn thiện bản thân mình. Muốn thế, chúng ta phải thể hiện qua hành động, qua hành vi cử chỉ hằng ngày của chúng ta. Và vì vậy,"mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". 

Đức hạnh là gì? Đức hạnh là những gì cao quí nhất, trong sáng nhất trong tâm hồn của mỗi con người chúng ta. Hành động là gì? Hành động là những gì biểu hiện ra bên ngoài, qua đó thể hiện những tính cách của mỗi người. Những phẩm chất và hành động của con người là khác nhau, tạo nên sự khác biệt trong tính cách của mỗi thành phần trong xã hội. 

Vậy chúng ta phải làm gì để có được những phẩm chất cao quí và trong sáng mà chúng ta gọi là đức hạnh? Thật ra, đức hạnh là một điều không khó để vươn tới. Nó không quá cao siêu, chỉ là những gì nhỏ nhất đủ để đánh giá một con người. Giúp một bà cụ qua đường, tìm mẹ cho một em nhỏ bị lạc, hay đơn giản chỉ là một nụ cười khi ta gặp môt người quen ngoài đường, tất cả đã góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người chúng ta. Như thế, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với mọi người, làm cho quan hệ giữa người với người càng trở nên tươi đẹp và góp phần biến xã hội chúng ta thành một nơi "tốt hơn cho bạn và cho tôi". 

Đức hạnh chỉ đơn giản, không cầu kì, phức tạp để đạt được. Nhưng chúng ta không nên quá đơn giản nó đi. Đừng chỉ nghĩ mà không làm rồi sau đó ru ngủ bản thân rằng: "những gì mình làm đã là tốt nhất". Nghĩ phải đi đôi với hành động, và những phẩm chất đó cũng cần hành động để thể hiện chúng ta. Bây giờ, mở lòng mình ra với thế giới bên ngoài, nhìn xung quanh và hãy bắt đầu hành động. Không khó để xây dựng đức hạnh trong mỗi con người chúng ta.

Bây giờ, chúng ta là thanh niên, là thế hệ tương lai và kế cận của xã hội sau này. Hãy xây dựng một hình ảnh, một tính cách bằng những hành động của chúng ta, bắt đầu bằng những hành vi nhỏ nhất, để xã hội ngày càng tươi đẹp và tốt hơn. "Cho bạn và cho tôi, cho tất cả mọi người.". Và hãy nhớ rằng, "mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". .

Câu trả lời:

Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. “Lí tưởng” là gì? Đó chính là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ngọn đèn”, đó là một vật dùng để thắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh. “Phương hướng kiên định” chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn-xtôi mang một ‎nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng cho mình một lý tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất. “Lý tưởng” rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi chốn. Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu học để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu cố gắng. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi không xác định được lý tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao khi con người ta sống thiếu “lí tưởng”. Thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình. Vậy một người có lý tưởng là người như thế nào? Đó chính là người luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tuỵ với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện rõ thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiên bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi khi lí tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định và có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiên chứ không như nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh…Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời “tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững”. Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên đã khác đi rất nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên sẽ có cho mình một lí tưởng riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi người nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lý tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá nhân. Vì thế thanh niên ngày nay cần có mộtlý tưởng chung là: không ngừng phấn đấu vì một đất nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Mà muốn có được những lí tưởng có ‎ nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi người nhất là thanh niên học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã xác định được cho mình mục đích của việc học tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khả năng của mình có thực hiện được hay không. Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên của những người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một “phương hướng kiên định” cho chính mình. Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con người có chung một lí tưởng cao đẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người.

            Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều ‎nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lý tưởng đối với mỗi người qua việc ví lý tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lý tưởng để thực hiện trong cuộc đời, em cũng vậy, em sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành lý tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lý tưởng cuộc đời..

Câu trả lời:

a. Mở bài:- Cuộc sống bôn ba vất vả để mưu sinh nhiều lúc làm con người ta cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Khi đó, điểm tựa và nguồn động lực lớn lao có thể đưa con người vượt qua khó khăn đó chính là gia đình.- Bàn về ý nghĩa và vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi cá nhân, Euripides nói: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.b. Thân bài:b.1. Giải thích:“Gia đình”: là chỉ mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, là nơi cha mẹ, con cái, anh chị em hay cả ông bà, họ hàng cùng chung sống à tình cảm gắn bó bền chặt, không thể chia cắt.“Tai ương của số phận”: những khó khăn, trắc trở gặp phải khi bước trên đường đời.Gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi con người.b.2. Bàn luận:- Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, do đó gia đình là cái nơi nuôi dưỡng cho tài năng và nhân cách con người phát triển, đâm hoa kết trái. Chính điều đó sẽ là hành trang cho mỗi chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống.- Trong cuộc đời không thể tránh được va vấp, và khi đó gia đình sẽ là nơi bảo bọc, chở che, động viên, vỗ về chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chắc và vô điều kiện những khi ta đã “lưng chùng gối mỏi” sau những lúc tất tả trên đường đời.- Trên hết, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng và tự nhiên xuất phát từ mối quan hệ gắn bó hàng ngày, luôn bền chặt và không thể thay thế. Mỗi thành viên trong gia đình đều dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất, và sẵn sàng làm chỗ dựa cho nhau trước những giông bão của số phận. Đó đã trở thành truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta.Dẫn chứng: Bé Mai Xuân Trường 5 tuổi ở Tây Ninh tháo vát việc nhà, chăm sóc mẹ bị ung thư giai đoạn cuối chu đáo khiến mọi người cảm động và ngợi ca à thắp nên ngọn lửa gia đình chói sáng và ấm áp giúp cả 2 mẹ con vượt qua thử thách của số phận.b.3. Mở rộng:- Yêu gia đình là hoàn toàn đúng đắn, nhưng điều đó không có nghĩa là bao che hay tiếp tay cho người thân làm những việc đi ngược với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Đôi khi vì lợi ích chung của tập thể, xã hội ta phải tạm quên đi tình riêng để sống ngay thẳng và không có lỗi với lương tâm của mình, đồng thời cũng cần khuyên nhủ để người thân nhận ra lỗi lầm và sống lương thiện, chân chính.- Gia đình là cái nôi của mỗi con người và là tế bào của xã hội. Gia đình tốt đẹp và yên ấm sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự đi lên của xã hội và đất nước.b.4. Phê phán:- Những người coi thường vai trò của gia đình, vô cảm với chính những con người ruột thịt nhất với mình (cha mẹ đánh đập bạo hành con cái, con cái chửi mắng bất hiếu với cha mẹ,…) à Họ không chỉ làm băng hoại truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc, bị xã hội lên án mà còn trở nên cô độc, ích kỉ, dễ vấp ngã và thất bại trên đường đời.Dẫn chứng: Bé Nguyễn Thị Như Ý 9 tháng tuổi đã bị người mẹ vô tâm của mình đánh đập dã man phải nhập viện với nhiều thương tích không thể phục hồi. à những hành động đi ngược với đạo đức đã làm hoen ố hình ảnh tình cảm thiêng liêng của gia đình.b.5. Bài học nhận thức – Phương hướng hành động:- Gia đình là chỗ dựa vững chắc cho mỗi chúng ta tìm về sau những va vấp trên đường đời.- Gia đình hãy là nơi bình yên và ấm áp tình thương nhất cho mỗi thành viên tìm về sau những mưu toan trong cuộc sống. Ngược lại, mỗi thành viên cũng cần vun đắp tình yêu thương để hạnh phúc gia đình ngày một trọn vẹn hơn.- Có thể nêu 1 số phương hướng cụ thểc. Kết bài:- Câu nói của Euripides đã khái quát nên vai trò to lớn không thể thay thế của gia đình đối với mỗi con người.- Để xứng đáng với những tình cảm thiêng liêng ấy, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, ta hãy hết sức yêu thương và quan tâm đến những thành viên trong gia đình bằng tất cả sự chân thành, trân trọng và nâng niu nhất của mình.- Liên hệ bản thân