Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hưng Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 1
Điểm SP 12

Người theo dõi (23)

Đang theo dõi (71)


Câu trả lời:

Trong cuộc sống hang ngày cũng có lúc ta đã lầm lẫn khi đánh giá một sự vật, một con người, khi thì dựa vào cái hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái nội dung, bản chất bên trong của con người họ, khi thì ngược lại. Lúc ấy ta lại nghĩ đến câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Chúng ta hiểu gì về câu tục ngữ này? Phải chăng đây là kinh nghiệm sống quí báu là ông cha ta để lại cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi?

Câu tục ngữ đã cho xuất hiện hai sự vật “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu để tạo nên một vật dụng như là tủ, bàn ghế… còn nước sơn là chất liệu để quét lên làm cho cái tủ, cái bàn thêm đẹp, thêm bền. Nghĩa đen là như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ bao hàm một lời khuyên về cách nhìn chin chắn: hãy coi trọng cái giá trị đích thực, cái nội dung bên trong của một con người. Đừng bao giờ để cái hình thức xa hoa, hào nhoáng bên ngoài lừa dối, quyến rũ ta.

Nhưng trong thực tế cuộc sống, chẵng lẽ chỉ xem trọng nội dung, bản chất bên trong mà lãng quên mặt hình thức? Một món hang tốt, chất lượng tốt, nếu có bao bì xinh xắn, trang trí đẹp lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài làm tăng thêm giá trị bên trong của món hang. Cái tủ được làm bằng chất gỗ tốt mà lại có nước sơn bong loáng hẵn làm ta vừa long và sẵn sang mua. Một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh nhã, ăn mặc gọn gàng, đẹp đẻ càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, ăn mặc xốc xếch. Cái đẹp lí tưởng là khi có cả nội dung lẫn hình thức.

Vật để nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người, ta phải dựa trên cơ sở nội dụng lẫn hình thức. Nội dung và hình thức phải bổ dung cho nhau để đánh giá được chính xác, đầy đủ. Chúng ta hãy coi trọng nội dụng vì trước hết nó là cốt lõi tạo nên giá trị bên trong, còn hình thức góp phần tạo nên cái đẹp, cái bền cho vật dụng. Khi đánh giá ta phải coi trọng chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải chú ý đến thành quả công việc của họ, xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia đình, xã hội. Đó là cách hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất cho phương châm xử thế mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”- câu tục ngữ đã cho ta một phương châm đúng đắn trong cách nhìn, cách sống và cách quan hệ ở cuộc sống. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong cuộc đời đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe lừa dối, giả tạo. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nhưng nếu tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn thì đó là điều mà ta cần mong ước, phấn đấu, hướng tới…
Không yêu không hận không sầu vô tình vô nghĩ lạnh như băng

Câu trả lời:

Mỗi khi gặp khó khăn, chướng ngại con người chúng ta rất dễ nản chí, không muốn vượt lên. Hiểu được điều ấy, ông cha ta đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua chướng ngại. Một trong các câu tục ngữ, cao dao ấy là “Có chí thì nên”, nhắc nhở chúng ta phải vững chí trước những khó khăn trong cuộc sống. Đó chính là lời khuyên nhủ rất quan trọng đối với chúng ta, là bí quyết để ta vươn đến thành công.

“Có chí thì nên” mang ý nghĩa rất sâu sắc. “Có chí” là có nghị lực, ý chí và quyết tâm vững vàn, “thì nên” là đạt được đến thắng lợi, thành công trong cuộc sống. Câu nói ấy là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu chúng ta, khẳng định đức tính kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Nếu có sự kiên nhẫn và quyết tâm cao độ thì ta sẽ thành công dù cho việc ấy khó khăn tưởng chừng không thể hoàn thành được. Người có ý chí không hề ngả lòng khi gặp phải khó khăn, gian khổ. Chính vì có ý chí nên họ đã đi đến vinh quang và là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Như Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Bác Hồ cũng là tấm gương điển hình về ý chí, nghị lực. Bác đã nhẫn nại, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trên con đường tìm lại bản đồ Việt Nam đã phôi pha trên bản đồ thế giới.

“Có chí thì nên” là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống. Vì con đường đưa ta đến thành công luôn có rất nhiều chông gai, chướng ngại. Để tiến tới thành công, ý chì và nghị lực là những yếu tố đầu tiên giúp ta vượt qua những thử thách ấy. Có ý chí vững vàng, chúng ta sẽ không ngần ngại vượt qua khó khăn, rèn luyện, hoàn thiện bản thân mình để có thể theo đuổi những ước mơ, hoài bão của mình. Ý chí góp thêm sức mạnh cho ta vững tin trước những tai ương, biến cố của của cuộc sống. Có được ý chí, nghị lực sẽ giúp con người chúng ta năng động, sáng tạo và giúp ta có thể có những giải pháp tốt nhất để ta có thể vượt qua khó khăn, gian khổ và đạt được mục đích của mình.

Nếu không có ý chí, con người chúng ta sẽ không thể nào thành công trong cuộc sống. Chúng ta ngần ngại, rụt rè không dám đối diện với những chướng ngại, thử thách trên đường đời. Thế nhưng trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều người thiếu ý chí, thiếu nghị lực. Họ rất dễ nản chí, yếu đuối ngại công việc, sợ khó sợ khổ hay dễ ngả lòng và bi quan trước khó khăn. Những con người ấy sẽ thiếu tự tin, hay dựa dẫm vào người khác, thiếu bản lĩnh và ít khi đạt được thành công trong cuộc sống.

Có ý chí là chìa khóa để đưa ta đến thành công. Tuy nhiên ngoài ý chí ra chúng ta cần phải biết vận dụng óc thông minh sáng tạo của mình để đạt được hiệu quả cao trong công việc. Ngoài ra trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết dung hòa giữa lí trí và tình cảm để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.

Ý chí đưa ta đến thành công vì thế ngay từ bây giờ chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình có ý chí và nghị lực. Chúng ta cần phải học tập thật tốt, rèn luyện bản thân mình. Đồng thời chúng ta cần phải đề ra các mục đích cao đẹp và quyết tâm thực hiện. Đồng thời không được nản chí trước khó khăn, tìm ra các phương pháp để thực hiện và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Câu tục ngữ “có chí thì nên” bao hàm ý nghĩa sâu xa. Qua đó, ông cha ta đã khuyên nhủ chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại để đạt được thành công.

Câu trả lời:

*Thơ nha:

-Bác kêu con đến bên bàn

Bác ngồi Bác viết, Nhà Sàn đơn sơ.

-Làng Sen quê Bác đây rồi

Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui

Sông Lam nước chảy xanh trời

Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim

Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm

Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào

Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào

Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.

-Hành trang Bác chẳng có gì

Một đôi dép mỏng đã lì chông gai

Cho con núi rộng sông dài

Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.

* Chuyện nha:

-

Giản dị là tính tự nhiên của Bác Hồ. Người giản dị thì có nhiều, nhưng lại có ít người đã đạt thành công to lớn trong sự nghiệp xã hội mà tính giản dị tự nhiên cũng không thay đổi. Tuần báo Đây Paris ra ngày 18/6/1946 là một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về phong cách giản dị của Bác. Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ áo ka ki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ông chỉ mỉm cười trả lời: “Chúng ta tưởng rằng chúng ta đang được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê?” Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ Bác nhịn ăn một bữa, không phải là để hành hạ mình cho khổ sở mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào để làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh Bác đều học tập theo hành động đó của Bác. Trong những ngày thường Bác dùng cơm ở Bắc Bộ phủ, Bác ngồi chung với hết thảy mọi người . Người ta thấy quây quần xung quanh bàn ăn: các Bộ trưởng, những thư ký và cả những cậu thiếu niên phục vụ bàn giấy. Nhờ có đức tính giản dị của Bác mà khi ngồi ăn với mọi người, Bác không làm ai phải giữ kẽ nhiều quá mà trái lại, không khí chung lúc nào cũng thân mật, cũng vui vẻ, tạo cho bữa ăn một vẻ ấm áp như gia đình. Tính giản dị và thân mật của Bác còn biểu lộ ra trong những bài diễn văn. Không bao giờ Bác tỏ vẻ thông thái, vốn rất rộng của mình. Bác thông thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất nhiều tiếng thổ âm nhưng Bác chỉ dùng những câu nôm na khiến cho một người dù quê mùa, chất phác nghe cũng hiểu được ngay. Khi Bác viết xã luận cho báo Cứu Quốc, trước khi đem bài cho nhà in, bao giờ Bác cũng đem đọc cho một số người không biết chữ và những người lớn tuổi cùng nghe. Nếu Bác thấy thính giả tỏ vẻ không hiểu mấy những ý tưởng trong bài viết, lập tức Bác viết lại ngay bài khác. Tất cả đức tính Hồ Chí Minh bao gồm trong một cử chỉ bé nhỏ đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét lối nói khoa trương, văn vẻ. Mỗi bài diễn văn của Bác là một bài học nhỏ kết luận bằng một ý kiến đạo đức. Bởi những ý tưởng hết sức giản đơn ấy mà bài diễn văn của Bác có một tiếng vang lớn trong giới trí thức và dân chúng. Năm 1971- sau khi Bác Hồ đã mất, một nhà báo, nhà văn người Mỹ, đã viết: “Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống Găng đi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt Nam. “Có lẽ hơn bất kỳ một người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc của ông và đối với cả thế giới, ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn luôn mặc quần áo đơn giản nhất - cách ăn mặc của ông không khác mấy người nông dân nghèo nhất, một phong cách mà phương Tây đã chế giễu ông trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái tính giản dị ấy, cái sùng bái sự giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông.” Như vậy, giản dị là đức tính cơ bản của đạo đức Hồ Chí Minh, vì có giản dị mới thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, mới chống được quan liêu, tham ô, lãng phí, phục vụ dân, phục vụ đất nước. Chúng ta học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thiết nghĩ trước tiên chúng ta nên học tập và rèn luyện đức tính giản dị, vì có giản dị mới gần được dân, sát dân, học tập dân và phục vụ nhân dân. Thưa các đồng chí, điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: "Đạo đức của Bác mênh mông lắm, cao siêu lắm, phi thường lắm, khó mà học cho hết được". Vâng, có thể là chúng ta không đạt được những điều phi thường như Bác, nhưng chí ít, nếu phấn đấu nỗ lực, ta có thể học và làm được những điều bình thường của Bác, mà trước hết đó là tính giản dị: giản dị trong cách ăn uống, giản dị trong ăn mặc, giản dị trong những chuyến công tác, khiêm tốn trong cách hành văn và ngay trong cách ứng xử, giao tiếp của chúng ta cần lắm sự giản dị. * Ảnh nè: Ôn tập ngữ văn lớp 7 SORRY PẠN NHA MÌNH CHỈ SƯU TẦM ĐƯỢC THUI

Câu trả lời:

Biết ơn, quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn và tình thầy trò. Thầy là người cho ta nhiều kiến thức. Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức đã học. Những điều này đã được cha ông ta truyền lại qua hai câu tục ngữ :

“Không thầy đố mày làm nên”.

“Học thầy không tày học bạn”.

Tại sao “không thầy đố mày làm nên” ?. Tại sao phải “học thầy không tày học bạn” ?.

Cả hai câu tục ngữ : “Không thầy đố mày làm nên” và “học thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học. Trong việc rèn luyện & học tập, người thầy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức hướng dẫn và truyền thụ kiến thức bổ ích cho người học. Câu tục ngữ : “không thầy đố mày làm nên” nhằm đề cao vai trò, vị trí và tác dụng quyết định của người thầy, đề cao người thầy là đề cao tinh thần học tập : phải học mới có kiến thức. “Thầy” không có nghĩa là người dạy ở trường mà còn là người giỏi hơn, có thể truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước. Không có thầy, không được chỉ bảo, dạy dỗ, không được học hành đến nơi đến chốn, người ta không thể làm tốt bất cứ công việc gì. Những hiểu biết tri thức, khoa học mà mỗi người lĩnh hội được nếu không phải một phần do sự chỉ bảo, hướng dẫn, truyền đạt của người thầy. Rõ ràng nếu không có thầy dạy, không có kinh nghiệm của người đi trước thì không có kiến thức, dễ sai lầm, thất bại.

Ngược lại, câu tục ngữ : “học thầy không tày học bạn” có vẻ như coi nhẹ vai trò, tác dụng của người thầy và đề cao việc học tập ở bạn bè. Cho rằng việc học ở bạn có kết quả cao hơn học ở thầy. Nhưng ta cũng cần phải nhớ rằng kiến thức của bạn có được cũng từ thầy mà ra. Tuy nhiên, học ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy, cô không có : bạn bè cùng lứa, dễ gần gũi, trao đổi, học tập lẫn nhau. Học ở bạn, bản thân mình sẽ thấy được chỗ tốt, chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn lên và tiến bộ.

Bên cạnh vai trò của thầy và bạn, sự nỗ lực của bản thân cũng là điều quyết định trong việc học tập và nâng cao kiến thức.

Câu tục ngữ : “không thầy đố mày làm nên” quá đề cao vai trò của người thầy trong việc trưởng thành, lập nghiệp của người học. Mặc dù trong công tác đào tạo con người, người thầy giữ vai trò trung tâm, quyết định nhưng cho rằng “không thầy đố mày làm nên” là điều không thỏa đáng. Chúng ta ai cũng nhìn nhận sự trưởng thành, có sự nghiệp của mỗi con người một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường, của thầy cô nhưng một phần cũng phải do bản thân người học phát huy nỗ lực cả nhân, tự bản thân vận động để tiếp thu những cái mới, sáng tạo những cái hay. Trong cuộc sống, môi trường hàng ngày ngoài tác dụng của thầy, người học còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, của yếu tố khách quan như gia đình, cha mẹ, xã hội… Do đó, tuyệt đối hóa việc học ở thầy, không coi trọng việc học tập ở nơi khác, người khác thì sẽ hạn chế kết quả của công việc.

Tuy nhiên, khẳng định : “Học thầy không tày học bạn” cũng có nhiều chỗ chưa đúng vì câu tục ngữ này đã hạ thấp vai trò và tác dụng của người thầy, đề cao quá mức vai trò của bạn bè trong học tập. Học hỏi, tìm hiểu nơi bạn bè là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành đạt của mỗi cá nhân nhưng trong gia đình, người thầy đóng vai trò quyết định, bạn bè đóng vai trò hỗ trợ. Nếu nói rằng bạn bè có trò giúp đỡ, hỗ trợ, bảo ban để cùng nhau học tập tốt hơn thì chúng ta dễ chấp nhận nhưng nói “không tày” thì khó nghe vì ông cha ta đã từng nói :

“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.

Muốn học tốt, bên cạnh việc học ở thầy, ở bạn còn phải có sự nỗ lực, học tập của bản thân. Chúng ta phải khẳng định việc học ở thầy là chủ yếu và còn phải kết hợp với sự nỗ lực của cá nhân người học. Chúng ta không chấp nhận cách học thụ động, nhồi nhét, máy móc.

Ngoài ra, muốn giúp đỡ nhau trong học tập sao cho có kết quả, bạn bè cùng chung chí hướng, chung mục đích học tập, phấn đấu rèn luyện theo nội dung mà người thầy hướng dẫn. Một phần do thầy dạy dỗ bảo ban còn phải mở rộng sự học hỏi, học ở bạn, học trong thực tế.
Chính Hồ Chủ tịch cũng đã khẳng định “phải học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau, học ở nhân dân, không học nhân dân là thiếu sót lớn”.

Như vậy, trong hoạt động ở nhà trường hiện nay, hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn nhau, đều có ý nhấn mạnh đối tượng đối với người biết vận dụng thì hai câu tục ngữ có ý nghĩa tích cực, bổ sung cho nhau, chỉ cho chúng ta hai nơi học tốt nhất : học ở thầy và học ở bạn.

Hai câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn”, “không thầy đố mày làm nên” tách rời nhau, có khía cạnh đúng và hạn chế, nhìn bề ngoài như mâu thuẫn với nhau nhưng phối hợp nội dung hai câu tục ngữ sẽ có lời khuyên học hỏi tốt nhất : chúng ta phải coi trọng việc học ở thầy, đồng thời phải biết học ở bạn.

Bản thân mỗi người học sinh phải biết kính trọng, biết ơn thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ, truyền thụ cho chúng ta, dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho chúng ta. Và chúng ta cũng vẫn phải khiêm tốn học hỏi nơi bạn bè, đoàn kết chân thành giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.