Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 40
Số lượng câu trả lời 272
Điểm GP 39
Điểm SP 450

Người theo dõi (59)

Hoàng Trang
Tú Anh Dương
PanhPeo Nanh
Lưu Ái Linh

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Như ta biết Bàn luận về phép học (Luận học pháp) chí là một đoạn trích trong một bài tấu đề cập đến nhiều vấn đề trong phép chấn hưng trị nước mà Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. Vì chỉ là một yếu tố trong hệ thống, Bàn luận về phép học chỉ có ý nghĩa độc lập tương đối khi đặt vào chỉnh thể mà thôi. Tuy vậy, do cách suy nghĩ đúng đắn, do cách lập luận chặt chẽ, lời văn không trọng sự hoa mĩ khoa trương mà cụ thể xác thực, trích đoạn vẫn thể hiện được tư tưởng lớn về mục đích của con đường học vấn. Từ đó mà có một phép học thích hợp: khoa học và thiết thực dẫn đến những tài năng, có ích cho việc tu thân, góp phần tích cực vào sự hưng thịnh nước nhà. Tư tưởng lớn ấy thể hiện trong một đoạn văn nghị luận, tuy dung lượng lời nói không dài, nhưng vẫn triệt để tuân theo những nguyên tắc cơ bản của văn nghị luận.
Trong phần nêu vấn đề về sự học, tác giả không bàn đến việc vì sao phải học (nguyên tắc) mà nhấn vào một khía cạnh: học để làm gì ? (mục đích). Là bởi vì: "Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo". Nhưng đạo ấy là gì? Ấy là cái đích của sự học vậy. Theo tác giả thì "Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người". Đạo dạy người ta về những mối quan hệ: hẹp thì với bản thân, trong gia đình, rộng ra là ngoài xã hội. Mối quan hệ ấy trong khuôn khổ của xã hội phong kiến không nằm ngoài khái niệm "tam cương", "ngũ thường" quen thuộc. Tóm lại, học trước hết là học đạo làm người, học để "lập đức" cho mình, để "lập công" nghĩa là phải cống hiến tài năng cho xã hội. Đó là nền tảng của "chính học", là cơ sở của một quốc gia nước mạnh dân giàu, xã hội thái bình, thịnh trị. Cách nhìn của tác giả đoạn văn có tầm chiến lược dài lâu vì nó đụng đến sự an nguy của xã tắc (tức đất nước).
Trong phần giải quyết vấn đề, tác giả nêu lên hai luận điểm lớn để một mặt phê phán lối học sai mục đích hiện thời và một mặt khôi phục lại lối học chân chính mà nguyên tắc và mục tiêu xã hội dã xác định từ xưa.
Ở luận điểm thứ nhất, tác giả đã nêu lên ba ý: nền chính học đã bị thất truyền, biểu hiện của nó ở sự lệch lạc, tác hại của việc học ấy thật nghiêm trọng đến "nước mất nhà tan". Trong hệ thống lập luận chặt chẽ theo kết cấu: nhân (nguyên nhân) quả (kết quả), đoạn văn nhấn mạnh vào những biêu hiện thật đáng buồn về việc học ngày nay trên hai khía cạnh: người đi học và việc xã hội đánh giá người đỗ đạt (do học tập) ở cả đạo đức và tài năng. Vì mục đích của việc học của người đi học đã sai, cách đánh giá lại không đúng thì hậu quả sẽ dẫn đến thám hoạ khôn lường. Cái sai ở người đi học là không chuộng thực đức, thực tài, học không để "lập đức", "lập công" mà chỉ để "cầu danh lợi". Cái sai ở đăy thật cơ bản: sai về mục đích, nó biến sự học vốn là chân chính, vốn có ý nghĩa xã hội thiêng liêng thành một nấc thang danh vọng tầm thường, học chỉ là cho cá nhân minh, cho gia đình nhỏ bé của mình (vinh thân, phì gia). Mục đích học sai nên cách học cũng sai : không gia công dùi mài kinh sử để nắm lấy tri thức của khoa học, đạo lí của thánh hién, thay vào đó chỉ là một cách học "hình thức". Cách học hình thức là cách học máy móc, giáo điểu. Học văn (vãn bán) có thể thuộc văn mà không hiểu nghĩa của văn, chỉ cốt chcp sao cho đúng, thi sao cho đỗ mà thôi. Những người đỗ đạt bằng cách học kiểu ấy lại trở thành trụ cột trong bộ máy điều hành nhà nước thì nguy cơ của nó sẽ dẫn tới đâu ? Uy tín của họ, sự tồn tại của họ, do không có thực đức, thực tài đối với bé trên (như vua, chúa) chỉ còn biết luồn lọt, nịnh bợ. Họ là những nịnh thần. Còn về cách đánh giá, người có quyền uy, cầm cân nảy mực trên phạm vi cả nước là vua chúa, mà "chúa trọng nịnh thần", thì cái thói "hư danh", "hư vinh" mới mặc sức mà ngang nhiên tồn tại, thậm chí còn hống hách, lộng hành, kéo bè kéo cánh hãm hại lẫn nhau. Cái lô gích diễn ra tất yếu không tránh được là nhà tan, nước mất : "Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy". Sức hấp dẫn không cưỡng được từ cách lập luận ở chính trong lập luận bởi tính khoa học khách quan của nó.
Ở luận điểm thứ hai: phải khôi phục lại mục đích của nền "chính học", tác giả không nhắc lại mục đích của việc học nữa, vì nó đã được xác định từ đầu. Đây là hiện tượng chìm đi của quan điểm trong lập luận. Vì vậy, nếu người đọc vô tình sẽ có cảm giác như là hẫng hụt, thấy thiếu đi một cái gì lẽ ra phải có. Thay cho việc nhắc lại mục đích chân chính của việc học (vì không cần phải nhắc lại lần thứ hai), tác giả càn đến việc chấn hưng trên cơ sở ấy. Sự việc chấn hưng to lớn và cấp thiết được nhìn từ hai cấp độ : chiều rộng và chiều sâu. Về chiều rộng: cần mở mang thêm nhiều trường lớp, bằng nhiều hình thức, ở khắp mọi nơi, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người đi học. Quan điểm mà nay gọi là xã hội hoá giáo dục có hai cái lợi (mà tác giả không nói rõ ra): một là nâng cao được dân trí và hai là lựa chọn được nhân tài. Đó là cái nén của "chính học".
Điều quan trọng nhất trong luận điểm thứ hai này là chấn chỉnh, sửa sang phép học (phương pháp học tập). Nguyên tắc đầu tiên trong phép học là nguyên tắc vừa sức, học thích hợp với đối tượng, học từ thấp đến cao. Như thế cũng là theo hệ thống: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử". Trong quan điểm học theo hệ thống trên đây, tác giả chú ý đến cấp đầu tiên khi người học cắp sách đến trường. Phải chăng là tác giả với tầm nhìn xa rộng đã thấy ý nghĩa lớn lao, gốc rễ từ mảnh đất gieo hạt đầu tiên để từ đó cái cây đức, cây tài tươi tốt về sau ? Nguyên tắc thứ hai của phép học nói một cách gọn gàng, hàm súc "Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm", thực ra có hai ý nhỏ (mỗi ý nhỏ này có thể phát biểu thành những luận điểm lớn trong những trường hợp khác). Trước hết là học rộng, học nhiều nhưng phải biết chủ động: học cái gì nắm chắc được cái ấy. Muốn nắm chắc được tri thức, không có một cách nào khác hơn là tóm tắt được nó, nghĩa là tinh lọc được nó, chọn lấy cái chính và biến nó thành nhận thức, thành trí tuệ của riêng mình. Ở đây, tóm tắt không có nghĩa chí là nít ngắn, mà chính là lựa chọn. Muốn lựa chọn phái có một quan điểm riêng. Ấy là thực học. Nhưng đó mới là một nửa ý nghĩa của thao tác "tóm lược cho gọn". Nửa ý nghĩa thứ hai của quy trình nhận thức, ở sự thu hoạch tri thức cho bản thân còn quan trọng hơn : "học" để mà "hành", "học đổ làm": đây mới là cái đích cuối cùng của việc học. Học nhiều mà chỉ thuộc lòng sách vở, bị động vào sách vở thì dù học đến đâu cũng chỉ là những "con mọt sách" làm sao có thể ứng dụng vào đời sống, phỏng có ích lợi cho ai ? Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đã thấm thìa rút ra từ sự học một bài học để dạy dỗ con mình: "Bể học tràn lan là đáng ngại" (Ngày xuân dạy con), phải chăng cũng là sự đổng quan niệm với tác giả đoạn vãn "Bàn luận về phép học" mà chúng ta đang phân tích ở đây ? Học như phép học mà Nguyễn Thiếp đề ra mới là có ích. Điều khẳng định này ở dạng vừa hi vọng vừa phân vân : "Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công". Chính là xuất phát từ một ước mơ tha thiết và dù tha thiết mà sự nghiệp không chắc đã thành, bởi sự học, phcp học tuy nói vậy nhưng cũng khó lắm thay ! Sự chân thành là phía chủ quan, còn kết quả là thuộc phía khách quan ngoài ý muốn, mà ý muốn ấy cũng là vừa mới bắt đầu. Mặc dầu vậy, dù tâm trạng không ít băn khoãn, mà vẫn rất nhiều tin tưởng. Và kết quả mà tác giả đợi chờ là cái hạt gieo xuống sẽ thành cây, sự học sẽ gặt hái một mùa quả ngọt : "Đạo học thành thì người tốt nhiều ; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị". Kết quả này hoàn toàn đối lộp với mục đích học và phép học theo lối "cầu danh lợi" ở trên.
Kế sách mà La Sơn Phu Tử hiến cho vua Quang Trung thật là những lời tâm huyết xuất phát từ quyền lợi của quốc gia, trong sự nghiệp an dân trị quốc. Tầm nhìn ấy có chiều rộng, chiều sâu vể một chiến lược lâu dài không phải ngày một ngày hai mà làm được. Vua Quang Trung xem tác giả như một người tri âm mới triều kiến vào Phú Xuân bàn quốc sự. Rất tiếc là thời đại mà Quang Trung mở ra chẳng được bao lâu, do đó chương trình chấn hưng hãy còn dang dở. Dù sao, quan điểm của Nguyễn Thiếp cũng vẫn là những viên gạch vững chắc đầu tiên trong nền tảng lí luận của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà

Câu trả lời:

Trần Quốc Tuấn tức hiệu là Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất, văn võ song toàn, có công lớn với dân tộc ta. Vào năm 1285, trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” nhằm khích lệ, kêu gọi các tướng sĩ đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Qua bài hịch, ta thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết của vị chủ tướng tài ba.
Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn quà bài hịch được thể hiện qua những cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau.
Ngay từ câu văn đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đã
đưa ra các tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ. Trong đó có những người là tướng lĩnh, là bề tôi gần như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng; lại có cả những người bình thường, những kẻ bề tôi xa như Thần Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh. Cách nêu gương như vậy thật toàn diện! Nó có tác dụng khích lệ được nhiều đối tượng, ai cũng có thể làm người trung nghĩa “lưu danh sử sách, cùng trời đất, muôn đời bất hủ”. Lịch sử nước Nam không thiếu anh hùng nhưng trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chỉ nêu những tấm gương trong Bắc sử. Điều đó thể hiện một cái nhìn rất phóng khoáng của ong : không cần phân biệt dân tộc, tất cả những người trung nghĩa dám xả thân vì chủ, vì vua, vì nước đều đáng được ca ngợi.
Sau khi nêu những tấm gương sử sách, Trần Quốc Tuấn quay lại với thực tế “thời loạn lạc”, buổi “gian nan của đất nước” cũng là lúc lòng yêu nước của ông thể hiện cao độ. Đọc tác phẩm, ta cảm nhận được những lời lẽ đanh thép, vạch trần tố cáo bộ mặt của kẻ thù. Với bản chất ngang tàn, hống hách chúng không chỉ coi thường dâ ta mà còn xỉ nhục, lăng mạ triều điều từ vua đến quan : “đi lại nghênh ngang ngoài đường”, “sỉ mắng triều đình”, “bắt nạt tề phụ”, “đòi ngọc lụa”, “thu ngọc vàng”, “vét của kho có hạn”.
Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ của Hưng Đạo Vương thể hiện rõ trong những ẩn dụ chỉ “sứ giặc” như “lưỡi cú diều”,”thân dê chó”, “hổ đói”; ông đặt chúng ngang với lũ súc sinh, không còn liêm sỉ. Từ đó Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục quốc thể bị chà đạp cũng như đánh vào lòng tự ái dân tộc và khơi sâu nỗi căm thù giặc ở các tướng sĩ.
Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục của đất nước, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình “Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”
và tột cùng là “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Những hành động mạnh mẽ ấy không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng, một phen sống chết với quân thù. Cao hơn nữa, ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho Tổ quốc : “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm! Đoạn văn như trào ra từ trái tim thiết tha yêu nước và sôi sục căm thù như được viết nên từ máu và nước mắt. Để rồi nó trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày cũng như đêm; dồn nén thì khát khao hành động giết giặc , tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Câu văn chính luận mà giàu cảm xúc và hình ảnh đã khắc họa được hình ảnh người anh hung yêu nước,tác động sâu sắc vào tình cảm người tướng sĩ.
Chưa dừng lại ở đó, Trần Quốc Tuấn còn luôn quan tâm, sẻ chia, theo dõi những tướng sĩ dưới quyền khi xông pha trận bão cũng như khi thái bình : “không có mặc thì thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng,…” . Tưng đây thôi cũng đủ hiểu ông là một vị tướng như thế nào! Trên cơ sở, mối quan hệ đầy ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái dương để đãi yến ngụy sự mà không biết căm”. Cái sai tiếp theo là hành động hưởng lạc : ham mê chọi gà, đánh bạc, vui thú vườn ruộng, lo làm giàu, quyết luyến vợ con,… Đồng thời ông cũng chỉ rõ hậu quả của tất cả những việc đó : tất cả sẽ mất hết, từ cái chung đến cái riêng, từ chủ soái đến tướng sĩ hay thiêng liêng hơn là danh tiếng, xã tắc tổ tong, mộ phần cha mẹ… Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhắm để đánh bạt những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng và đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Cuối cùng ông nêu ra hai viễn cảnh : nước còn và nước mất, họa và phúc. Họa có thể đến nơi mà phúc như một thứ nhỡn tiền, nhìn thấy, chỉ có điều chúng khác nhau một trời một vực. Điều quyết định nằm ở thái độ, trong sự dứt khoát chọn con đường : ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi? Nhận thức được phải trái, đúng sai nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động. Hành động ấy rốt cuộc là “chuyên tập sách này” – cuốn Binh thư yếu lược hay là khinh bỉ nó. Chăm chỉ học hành, tập luyện “mới chỉ là đạo thần chủ” còn nếu không, nếu trái lời dạy bảo của người uy quyền thống lĩnh toàn quân “tức là ke kẻ nghịch thù”. Một cách lập luận tuyệt vời của Trần Quốc Tuấn! Những lời văn đó đã tác động vào tình cảm ân nghĩa thủy chung của các tướng sĩ, động viên những người còn do dự hãy chỉnh tề đứng vào hàng ngũ của những người quyết chiến quyết thắng.
Lịch sử đã chứng minh, ngay sau khi bài Hịch được công bố, cả đêm hôm đó ba quân tướng sĩ không ngủ, họ mài gươm cho thật sắc, họ thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”, họ hoa chân múa tay đòi gấp gấp lên đường đánh giặc, trong tim họ như có một ngọn lửa đang rừng rực cháy.
“Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn là một áng văn bất hủ. Nó không chỉ là tác phẩm kết tinh lòng yêu nước của dân tộc Đại Việt thời Trần mà còn là một mẫu mực về văn nghị luận trung đại : sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu hình tượng và cảm xúc, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trần Quốc Tuấn cùng với án văn Thiên Cổ Hùng Văn sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.