* Khái niệm: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
* Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay ban hành 5 bản Hiến pháp:
- Hiến pháp 1946, Hiến pháp của cách mạng dân tộc, dân chủ và nhân dân.
- Hiến pháp 1959. Hiến pháp của thời kỳ xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Hiến pháp 1980. Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. - Hiến pháp 1992. Hiến pháp của thời kỳ đổi mới.
- Hiến pháp 2013. Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.
* Có 2 căn cứ để khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
- Căn cứ thứ nhất:
+ Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật. Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ pháp lý cho tất cả các ngành luật.
+ Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến pháp. Các văn bản pháp luật trái với Hiến pháp đều bị bãi bỏ.
- Căn cứ thứ hai:
+ Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo thủ tục đặc biệt, được quy định trong điều 147 của Hiến pháp.
+ Điều 147: Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.