HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa, Bb phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Sử dụng cônsixin tác động lên 1 đỉnh sinh trưởng của cây có kiểu gen aaBb để gây tứ bội. Cây này tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội và thể tam bội không có khả năng sinh sản hữu tính. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể tam bội ở F1 có tối đa 4 loại kiểu gen.
II. Cho các cây tứ bội F1 lai với nhau, có tối đa 15 sơ đồ lai.
III. Cho các cây lưỡng bội F1 lai với nhau, có tối đa 6 sơ đồ lai.
IV. Cho F1 tự thụ phấn, có tối đa 8 sơ đồ lai.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Ruồi giấm có 2n = 8. Quan sát 1 tế bào ruồi giấm thấy 7 NST bình thường và 1 NST có tâm động ở vị trí khác thường nhưng kích thước không thay đổi. NST khác thường này có thể được hình thành do đột biến
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể không mang tâm động
B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể mang tâm động.
Trên 1 NST, xét 4 gen A, B, C, D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là AB = 1,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20cM, AC = 18 cM. Trật tự dúng của các gen trên NST là:
A. ABCD
B. DCBA
C. DABC
D. BACD
Tìm các số thực a và b thỏa mãn 2a+(b+i)i=1+2i với i là đơn vị ảo.
Nét nổi bật nhất trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là gì?
A.Xây dựng hệ thống giao thông phục vụ khai thác.
B.Khai thác mỏ lấy nguyên liệu phục vụ công nghiệp Pháp
C. Chính sách cướp đoạt ruộng đất.
D. Mở mang một số cảng biển để chuyên chở hàng hóa.
Cho tam giác ABC có A(1;1;2), B(-2;3;1), C(3;-1;4). Viết phương trình đường cao kẻ từ B.
Nội dung nào dưới đây là tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?
A. Chiến tranh phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước đế quốc.
B. Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.
C. Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
D. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa
Sắp xếp nào sau đây là đúng về sự tăng dần quãng đường đi được của các tia phóng xạ trong không khí?
A. γ, β, α
B. α, γ, β.
C. α, β, γ.
D. β, γ, α.
Tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử X bằng 1,4375 lần số hạt mang điện của nguyên tử Y. Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử Y bằng 1,6 lần số hạt mang điện của nguyên tử X. Tổng số nơtron trong 1 nguyên tử X và 1 nguyên tử Y bằng số hạt mang điện của Y. Tỉ lệ số hạt mang điện giữa X và Y là
A. 15:16
B. 16:15
C. 2:5
D. 5:2