Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 20
Số lượng câu trả lời 81
Điểm GP 9
Điểm SP 103

Người theo dõi (35)

nguyễn hà trinh
T__T
Lương Vân Trang

Đang theo dõi (23)

Trần Thu Ngân
Hà Đức Thọ
Sen Phùng
Tạ Đạt

Câu trả lời:

Mở bài:

Giới thiệu khái quát: thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo. Giới thiệu khái quát các bài thơ "Sông núi nước Nam", "Phò giá về kinh"đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước của dân tộc ta...

Thân bài:

Ý thứ nhất: Giải thích về nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trữ tình trung đại Việt Nam: Là một nội dung lớn của văn học nói chung, của thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói riêng. Nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trung đại rất phong phú và đa dạng... Nội dung yêu nước thể hiện ở sự khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước; thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc... Ý thứ hai: Bài thơ "Sông núi nước Nam" Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, khẳng định nước Nam là của người Nam, đó là điều đã được "sách trời" định sẵn:

"Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở"

Bài thơ nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại:

"Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ."

Ý thứ ba: Bài thơ "Phò giá về kinh"của Trần Quang Khải Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân Mông-Nguyên xâm lược: "Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù" Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước:

"Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu"

Kết bài:

Khẳng định lại nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

Đây chỉ là dàn ý còn đơn giản, phần phân tích bạn nên tham khảo ở một số sách khác nhé !haha