Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 1
Điểm SP 10

Người theo dõi (3)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

* Văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ, phong phú, đa dạng và thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

* Tư tưởng, tôn giáo

- Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị. Đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục thi cử. Mặc dù vậy, từ thế kỉ X đến thế kỉ XV trong nhân dân ảnh hưởng của Nho giáo còn ít.

- Phật giáo trong các thế kỉ X-XV, đặt biệt thời Lý - Trần, phật giáo lại giữ vị trí quan trọng và rất phổ biến. Các nhà sư được tôn trọng tham gia bàn việc nước như Ngô Châu Lưu, Vạn Hạnh, Đỗ Thuận... Từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa đúc chuông tô tượng. Chùa mọc khắp nơi, sư sãi đông.

- Đạo giáo truyền bá trong nhân dân, hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian. Một số đạo quán được xây dựng.

- Các tín ngướng: thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng nước, các thần của tự  nhiên... ngày càng phổ biến.

* Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học -  kĩ thuật.

- Giáo dục

+ Vai trò nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài nhằm xây dựng nhà nước vững chắc.

+ Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện, phát triển trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.

Giáo dục phát triển tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh...

Như vậy, thế kỉ XI-XV, giáo dục trở thành nguồn đào tạo quan lại, người tài, trí thức cho đất nước.

- Văn học

+ Văn học chữ Hán phát triển: Công cuộc xây dựng đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trở thành chủ đề chính của các bài thơ, phú và hịch như Hịch tướng sĩ, Bạch đằng giang phú, Bình ngô đại cáo... Hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Văn học dân tộc càng phát triển.

+ Truyện kí: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái.

+ Thế kỉ XI-XII, chữ Nôm ra đời thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước tự hào dân tộc đánh dấu sự phát triển của văn học dân tộc. Xuất hiện một số nhà thơ Nôm.

+ Đặc điểm của văn học: thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. Đánh dấu sự hình thành của văn học dân tộc.

- Nghệ thuật

+ Nghệ thuật kiến thúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ theo hướng phật giáo: phát triển các chủ tháp được xây dựng như chùa một cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích...

+ Kiến trúc Nho giáo: xây dựng cung điện, thành quách, kinh đô Thăng Long được xây dựng từ thời Lý. Thành nhà Hồ được xây dựng ở cuối thế kỉ XIV là những công trình nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc của Việt Nam.

+ Kiến trúc Chăm: Phía nam nhiều công trình đền tháp Chăm được xây dựng mang phong cách nghệ thuật độc đáo.

- Nghệ thuật điêu khắc: Những công trình trạm khắc ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo có những nét đặc sắc như: rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở...

- Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ra đời và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

- Âm nhạc phát triển với các nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh.

- Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến, các cuộc thi đấu, vật, bơi trải.

- Khoa học kỹ thuật

+ Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV, nhiều công trình khoa học ra đời như: 

Sử học: Đại việt sử kí của Lê Văn Hưu (thời Trần), Đại Việt sử lược, Trùng Hưng thực lục, Việt Nam thế chí.

Chính trị: Hoàng triều đại điển

Quân sự: Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

+ Kỹ thuật: Hồ Nguyên Trừng đã cho chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có lầu. Kinh đo Thăng Long được xây dựng.

Văn hóa Đại Việt (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) đạt đến trình độ phát triển cao và toàn diện, phong phú và đa dạng, dù có chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc, được gọi là văn hóa Thăng Long - văn minh Đại Việt.