Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 31
Số lượng câu trả lời 6
Điểm GP 2
Điểm SP 3

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

         Trong phần đầu của đoạn thơ, tác giả đã cảm nhận về đất nư­ớc một cách trọn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện: thời gian lịch sử và không gian địa lý, huyền thoại, truyền thuyết và đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình. Đất n­ước đ­ược cảm nhận vừa thiêng liêng, sâu xa lại vừa gần gũi thân thiết. Những dòng thơ ở cuối phần là một sự cảm nhận sâu sắc và phát hiện mới mẻ của tác giả về đất n­ước trong sự sống, tình yêu, trong vận mệnh và trách nhiệm của mỗi cá nhân.

                             Trong anh và em hôm nay

                               Đều có một phần đất nư­ớc.

           Đất nư­ớc không chỉ là núi sông, rừng, biển, không chỉ là lịch sử dựng nư­ớc và giữ nư­ớc mà Đất nư­ớc còn đư­ợc kết tinh và tồn tại trong sự sống của mỗi cá nhân, mỗi chúng ta hôm nay. Quả vậy, sự sinh thành của mỗi cá nhân đều có cội nguồn sâu xa từ dân tộc và đ­ợc thừa h­ưởng thành quả vật chất và tinh thần do bao thế hệ tạo dựng lên. Như­ng sự sống của mỗi cá nhân chỉ có thể tồn tại và có ý nghĩa trong sự hài hòa với những cá nhân khác và toàn thể cộng đồng:  Khi hai đứa cầm tay …..  Đất n­ước vẹn toàn to lớn.   

           Đất n­ước đư­ợc trư­ờng tồn qua sự tiếp nối của các thế hệ và các thế hệ mai sau sẽ đư­a đất nư­ớc tới sự phát triển xa hơn, đến “Những tháng ngày mơ mộng”.

            Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện một chân lí giản dị mà sâu sắc về đất nư­ớc. Đất n­ước không chỉ là một khách thể ở ngoài mỗi chúng ta mà tồn tại ngay trong cơ thể, trong sự sống mỗi ng­ười. Đất nư­ớc trở nên hết sức thiêng liêng mà gần gũi với mỗi ngư­ời. Chân lí ấy một lần nữa được tác giả nhắc lại nh­ư lời nhắn nhủ tha thiết “Em ơi em, đất nư­ớc là máu x­ương của mình”. Từ đó dẫn đến lời nhắc nhở về trách nhiệm thiêng liêng của mỗi ngư­ời với đất nư­ớc.

                              “Phải biết gắn bó và san sẻ

                               Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

                               Làm nên đất nư­ớc muôn đời”.

 

Câu trả lời:

a.Nguyên nhân

-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.Các ngành sản xuất công, nông, thương nghiệp và giao thông vận tải giảm sút nghiêm trọng. Các khoản đầu tư vào nước Nga bị mất trắng, đồng phrăng mất giá… 

-Cuộc khủng hoảng thiếu trong các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất càng làm cho nền kinh tế Pháp gặp nhiều khó khăn. Pháp trở thành con nợ lớn trước hết là của Mỹ. Vị thế cường quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa của Pháp bị suy giảm nghiêm trọng..Vì vậy Pháp cần phát triển vươn lên để khẳng định lại vị thế của mình.

-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhu cầu về nguyên liệu (cao su), nhiên liệu (than đá) rất cao, và đó cũng là ngành thu lợi nhuận cao.

b.Mục đích:

Để bù đắp lại những thịêt hại to lớn do chiến tranh gây ra và nhằm củng cố lại địa vị kinh tế của Pháp trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.Một mặt đế quốc Pháp đẩy mạnh sản xuất và bóc lột nhân dân lao ñộng trong nước, mặt khác chúng đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có thuộc địa Đông Dương.

c.Nội dung chương trình khai thác: 

*Về thời gian. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương chính thức được triển khai từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và kéo dài cho đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) 

*Đặc điểm : đặc điểm nổi bậc nhất so với đợt khai thác lần thứ nhất là trong chương trình khai thác lần này Pháp chủ trương dầu tư một cách ồ ạt, trên qui mô lớn và tốc độ nhanh chưa từng thấy . Chỉ tính từ 1924 đến 1929, tổng số vốn đầu tư vào nước ta đã tăng lên gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.

*Nội dung chương trình khai thác. Thực dân Pháp chủ trương đầu tư khai thác vào trong tất cả các ngành, song hai ngành được chú trọng ñầu tư nhiều nhất ñó là nông nghiệp và công nghiệp. 

-Trong nông nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn điền mà chủ yếu là đồn điền lúa và cao su.Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp của Pháp là 400 triệu Phrăng (gấp 10 lần trước chiến tranh); diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn hécta năm 1918 l, lên 120 ngàn hécta năm1930.

-Trong công nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than)…. đồng thời mở thêm một số xí nghiệp công nghiệp chế biến như giấy, gỗ, diêm, rượu, xay xát), hoặc dịch vụ điện, nước…..vừa nhằm tận dụng nguồn nhân công rẽ mạt, vừa tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào để phục vụ nhu cầu tại chỗ để kiếm lợi nhuận. 

 *Pháp chú ý khai thác hai ngành này là vì: 

+Chỉ cần bỏ vốn ít mà thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh. 

+Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền công nghiệp chính quốc.

-Về thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, nắm ñộc quyền về xuất nhập khẩu bằng cách đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước ngoài, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản, còn hàng hóa của Pháp thì được tự do ñưa vào Đông Dương với mức thuế rất thấp. 

-Về giao thông vận tải: Đầu tư mở thêm nhiều tuyến ñường mới như đường sắt, đường thủy, đường bộ, nối các trung tâm kinh tế, các khu vực khai thác nguyên liệu, để phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.

-Về tài chính: +Ngân hàng Đông Dương chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế Đông Dương. 

                         +.Pháp ra sức vơ vét bóc lột nhân dân ta bằng hình thức cổ truyền đó là thuế, đặc bệt là thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuốc phiện vô cùng man rợ. 

Tóm lại, chương trình khai thác thuộc ñịa lần thứ hai của tư bản Pháp có ñiểm mới so với lần trước là tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật và mở rộng sản xuất để kiếm lời song về cơ bản vẫn không thay đổi: Hết sức hạn chế sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, nhằm cột chặt nền kinh tế Đông Dương với kinh tế Pháp và biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.