Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 1
Điểm SP 4

Người theo dõi (5)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

    Sách có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người nên đọc sách là thói quen tốt cần duy trì và phát huy. Nhưng có phải sách nào cũng nên đọc không? Thực tế cho thấy là việc đọc sách cũng cần có sự lựa chọn kĩ càng.Đọc sách là để bồi dưỡng và nâng cao trình độ của bản thân. Đọc sách cũng là để bồi dưỡng và vun đắp những tình cảm tốt đẹp của con người. Nhưng những trí thức và tình cảm ấy cần phải có sự phù hợp với lứa tuổi. Khi còn học cấp một, chúng em còn nhỏ nên việc học toán bắt đầu từ những con số nhỏ trong phạm vi hàng nghìn, từ những phép tính cộng trừ nhân chia hai, ba chữ số. Việc học văn cũng bắt đầu từ những câu chuyện kể ngây ngô, những bài tiêu vụng về… Trong chương trình cấp hai, mức độ tư duy của chúng em đã cao hơn nên có thể học đến những phép nhân chia đa thức phức tạp, viết những bài văn dài đòi hỏi có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế. Vì vậy, việc lựa chọn sách đọc phải hợp với lứa tuổi cũng như lựa chọn nội dung học phải phù hợp nhận thực. Cấp một, cấp hai có thể đọc “Những câu chuyện vui về Hóa học / Văn học/ Toán học….”, truyện cổ tích, đọc truyện Harry Potter… nhưng không nên đọc những truyện tâm lí tình cảm của người lớn. Đọc những cuốn sách không phù hợp với lứa tuổi, trình độ có thể tạo ra “hiệu ứng ngược” trong việc đọc sách. Có nghĩa là khiến người đọc sợ đọc hơn hoặc nảy sinh những tình cảm, suy nghĩ tiêu cực. Chẳng hạn, nếu một học sinh học lực bình thường mà đã phải đọc những cuốn sách nâng cao thì em sẽ thấy quá khó và sợ không dám học nữa. Hoặc mới lứa tuổi cấp hai đã đọc những cuốn tiểu thuyết tình cảm thì dễ yêu trước tuổi, không tập trung vào việc học tập được.Mặt khác, đọc sách cũng cần có chọn lọc bởi ngày nay, có rất nhiều loại sách có nội dung không lành mạnh trôi nổi trên thị trường, nếu không chọn lọc ta rất dễ bị “nhiễm độc”. Đó là những cuốn sách mang nội dung phản động, kích động lôi kéo tham gia các tổ chức, đảng phái, tôn giáo chính trị không lành mạnh. Đó là những cuốn sách “đen” mang nội dung đồi trụy xấu xa. Vậy là, bên cạnh những loại sách tốt có tác dụng tích cực đối với việc phát triển con người thì lại có những loại sách hạn chế sự phát triển ấy. Đối với loại sách này ta cần lên án, tố cáo và thiêu hủy.Sách đọc không đơn giản là một vật dụng bình thường, đó còn là một người thầy, một người bạn thân thiết. Trong cuộc sống, ta phải chọn thầy mà học, chọn bạn mà chơi vậy nên cũng cần chọn sách mà đọc.

 

Câu trả lời:

    Thế giới có hơn 6 tỉ người nhưng danh nhân văn hoá là con số đếm được trên đầu ngón tay. Và trong số đó lại càng hiếm hơn những người là danh nhân văn hoá kiệt xuất. Nước Việt Nam của chúng ta tự hào vì đã có một con người như thế. Người là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Bác Hồ giản dị muôn vàn kính yêu của mỗi chúng ta.
  

     Bác đã từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng của thơ và nhạc. Hình ảnh Bác vị lãnh tụ kính yêu từ cuộc đời thật bước vào tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ lạ kì: vừa giản dị, gần gũi vừa vĩ đại thiêng liêng. Hình ảnh Bác là bất tử, là bài ca không bao giờ tắt trong dòng văn học Việt Nam.

Hình ảnh Bác thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc. Thơ ca Việt Nam theo chân Người trong cuộc ra đi tìm đường cứu nước rồi đến khi Người trở về Tổ quốc thân yêu, ít có nhà thơ nào lại viết được hay như Minh Huệ. Cảm xúc về cuộc hành trình của vị lãnh tụ được nhà thơ diễn tả thật xúc động:

     Người cất bước ra đi mà lòng nặng trĩu nỗi buồn chia xa đối với quê hương xứ sở, một cuộc hành trình thầm lặng của một con người mà đầy ý nghĩa lớn lao với lịch sử của một dân tộc. Cái tôi vĩ đại ở Bác đã hoà vào cái "ta" chung của dân tộc, đối lập với những "cái tôi" bé nhỏ tầm thường:

     Và sau những tháng năm cay đắng, khổ tận đã đến ngày cam lai, Người đã tìm ra con đường, tìm ra chân lý sống còn cho cả dân tộc

      Trong niềm xúc động nghẹn ngào vì đã tìm ra ánh sáng của con đường cách mạng mà Người đã cố kiếm tìm, Bác đã reo lên với nhiều cảm xúc vui mừng khôn xiết. Từ lời kể chân thành giản dị của Người

       

Còn niềm sung sướng nào hơn niềm sung sướng này? Còn sự xúc động nào ngọt ngào hơn với Bác như lúc này? Người đã phát hiện ra chỉ có con đường cách mạng vô sản mà luận cương của Lên-nin đã chỉ ra mới đem lại hạnh phúc ấm no cho dân tộc. Vậy là dân tộc Việt Nam đã có ánh sáng thái dương đem áng sáng lí tưởng cách mạng soi rọi cho triệu triệu người, là biểu hiện của nỗi khát khao độc lập vô bờ của nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cảm xúc của Bác lắng đọng trong từng câu chữ của Chế Lan Viên và hình ảnh Bác trong "Người đi tìm hình của nước" thật vĩ đại, là ước vọng của tự do, độc lập của các dân tộc khắp năm châu.

Không chỉ thế, hình ảnh Bác với tình thương bao la của mình là đề tài chủ yếu của thơ ca Việt Nam. Với toàn thể nhân dân, tình thương của Bác thể hiện thật sâu sắc. Minh Huệ đã phản ánh điều này trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" rất chân thực.

"Rồi Bác đi đêm chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng."

Đó là sự chăm sóc ân cần với những người chiến sĩ. Còn đây là tình cảm của Người đối với đoàn dân công vất vả, thiếu thốn, chịu đựng gian khổ khó khăn vì cuộc kháng chiến dân tộc:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chân

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau.

                                                                                 (Đêm nay Bác không ngủ)

Tình thương của Bác thể hiện ở nhiều cung bậc khi là sự "nóng ruột' bồn chồn không ngủ được vì lo cho bộ đội, dân công, khi lại thao thức năm canh vì lo vận mệnh đất nước. Đặc biệt tình cảm Bác dành cho đồng bào Miền Nam thật sâu nặng nghĩa tình.