Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Lưu học sinh đang ở nước ngoài , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 2
Điểm SP 6

Người theo dõi (4)

Vy Khanh Bui
Bae Yeon Wi
lê thị uyên
Kiều Thu Hà

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Ngược dòng thời gian, Quê hương (1939) của Tế Hanh thực sự là mảnh hồn trong trẻo mà nhà thơ có được trước Cách mạng tháng Tám.

Giữa lúc phần đông các thi sĩ của phong trào thơ mới đang thở than, sướt mướt trong dàn đồng ca sầu với tình yêu tuyệt vọng, mối sầu cô đơn thì Quê hương của Tế Hanh cất lên như một tiếng thơ khỏe khoắn, khác lạ:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới 
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Tế Hanh là một nhà thơ lãng mạn, nhiều người cho rằng làm thơ lãng mạn phải nói đến tình yêu đau khổ, phải nhớ nhung đắm đuôi. Bài thơ này được viết khi ông mười tám tuổi, với bao mơ mộng của tuổi học trò. Tác giả xa quê nhớ về làng tôi ở nhưng cảm hứng thơ lại phân chấn, không hề gây cảm giác xa xôi, buồn man mác.

Thơ hoài niệm thường thấm đẫm nỗi buồn, bởi đó là kỷ niệm chập chờn hiện lên trong ký ức, trong nỗi nhớ thương. Ta nhớ tới vần thơ xao xác buồn đến nao lòng của Lưu Trọng Lư:

Mỗi lần nắng mới hát bên song 
Xao xác gà trưa gáy nào nùng 
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng 
Chập chờn sống lại những ngày không.
(Nắng mới)

Thế nhưng với Tế Hanh, cũng là thơ hoài niệm nhưng hình ảnh thơ khoẻ khoắn, cụ thể, rõ ràng như hiện thực trước mắt, sống động đến vô cùng. Thời khắc nhà thơ nhớ về làng quê mình ấy là:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Câu thơ mở ra không gian bát ngát, trong sáng, màu sắc rạng rỡ của miền biển khơi. Lời thơ như có nhạc, có hoa, có tiếng sóng, tiếng gió, thật tươi nhạc, tươi vui không chút buồn ảo não.

Nhớ về làng chài, nhà thơ nhớ cảnh đoàn thuyền ra khơi nhớ cái khỏe mạnh, phóng khoáng của dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Con thuyền không phải buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ (Đỗ Phủ) hay Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi (Anh Thơ) mà con thuyền đầy phấn khích, dường như cũng mang sức trẻ, lướt nhanh trên đầu sóng, ngọn gió, hăm hở:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Miêu tả cánh buồm của con thuyền ấy, nhà thơ đã tìm đến một hình ảnh so sánh, liên tưởng đẹp:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
Rướn thân tráng bao la thâu góp gió

Cánh buồm – cái cụ thể hữu hình được so sánh với hồn làng – cái trừu tượng vô hình. Hồn làng tức linh hồn, là nét riêng sâu thẳm, linh thiêng của quê hương, của làng chài mà nhà thơ cảm nhận qua một cánh buồm giương. Hình ảnh thơ thật khoáng đạt, kỳ vĩ, mang sức vóc tung tỏa của nó. Đây cũng là sự phát hiện tinh tế, chính xác của nhà thơ: cánh buồm thân thuộc, gắn bó, không thể thiếu trong đời sống mưu sinh, biểu tượng của một làng chài.

Nhà thơ còn nhân hóa cánh buồm no gió ấy mang sức vóc cường tráng, khỏe mạnh của một chàng trai rướn thân trắng bao la thâu góp gió. Không hiểu sao đọc câu thơ này của Tế Hanh tôi lại nhớ tới câu thơ thật lãng mạn của Tố Hữu trong niềm vui bất tuyệt:

Ngực lép bốn nghìn năm trưa nay cơn gió mạnh 
Thổi phồng lên, tim bỗng hóa mặt trời

Ngôn ngữ miêu tả trong câu thơ của Tế Hanh giàu giá trị tạo hình, đường nét phóng khoáng, khiến con người, con thuyền, cánh buồm cũng nổi hình, nổi khối, cựa quậy, sống động giống như những sinh thể kỳ vĩ.

Cảnh dân làng ra khơi đánh cá trở về trong nỗi nhớ của nhà thơ cũng thật tươi vui, gợi không khí thanh bình, no ấm:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ 
Khắp dán làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới, làm da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Giống như bàn tay của nhà điêu khắc, ngôn ngữ tạo hình của Tế Hanh đã tạc nên bức phù điêu hùng vĩ về chân dung con người làng chài rắn chắc, khỏe mạnh như bức tượng đồng nâu với làn da ngăm rám nắng cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Họ là kết tinh cho sức mạnh dãi dầu nắng, gió, sóng biển. Họ là đứa con của biển .

Vẫn con thuyền ra khơi, giờ đây trở về sau một ngày chạy đua cùng sóng gió được nhà thơ nhân hóa giống như một con người, một nhà hiền triết với dáng nằm thư giãn, lặng lẽ, suy tư:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
Nghe chất muối thấm dần trong thở vỏ.

Nghe (cảm nhận bằng thính giác) nhưng ở đây lại nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ; sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Không chỉ con người mà ngay đến cả con thuyền cũng thấm đẫm hương vị biển, thấy vị mặn mòi của muối biển đang râm ran trong cơ thể mình hay đó chính là cái dư vị dịu êm mà giản dị của nhịp đời miền quê biển.

Tuổi nhỏ của Tế Hanh chắc chắn đã trải qua cái mùi nồng mặn của những mẻ cá vàng, trong lời ru bát ngát, êm êm của bốn bề sóng vỗ thì mới viết được những câu thơ như thế này. Không là người con của vạn chài cũng không thể viết được những câu thơ như thế. Khi biết âm thầm hóa hồn mình vào hồn thơ để lắng nghe, mở rộng mọi giác quan để phập phồng thu nhận mọi cảm giác Tế Hanh mới viết được những câu thơ tài hoa đến vậy. Phải chăng chất muối mặn mòi, thấm dần trong từng thớ vỏ chiếc thuyền nay đã thấm sâu vào làn da, thớ thịt, tâm hồn Tế Hanh để thành niềm ám ảnh bâng khuâng, kỳ diệu. Tế Hanh thật tài tình và thật tinh khi sống trong lòng sự vật có khả năng nghe thấu tiếng lòng, cảm giác của những vật vô tri. Chẳng thế mà trong lời con đường quê nhà thơ cũng đã nhập hồn vào con đường nhỏ chạy lang thang để mang nỗi buồn vương chạy khắp làn.
Kết thúc bài thơ có hai chữ nhớ:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

nhưng ý thơ không hề gây cảm giác yếu mềm, bi lụy mà vẫn khỏe khoắn, tươi mới. Nỗi nhớ ấy gắn liền với những gì thân thuộc của làng chài màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, sắc màu trong sáng, hương vị nồng ấm đậm đà . Nỗi nhớ cồn lên, mãnh liệt tồi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quả.

Đó là hương vị quê hương, hương vị thân thiết, ruột thịt của người thân.

Bài thơ có thể coi là bức tranh quê đẹp, trong sáng, lời thơ khỏe khoắn. Nổi bật trong bức tranh ấy là ba hình ảnh: dân chài lưới, cánh buồm giương, con thuyền. Hình ảnh nào cũng đẹp, sắc nét, phóng khoáng đầy sức sống, đậm đà hương vị biển. Đó có thể coi là nét riêng, điệu hồn quê hương mà nhà thơ vương vấn suốt đời.

Cũng chính vì thế mà bức tranh quê trong nỗi nhớ của Tế Hanh không có nét dáng buồn như bức tranh quê của các nhà thơ mới với đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi quán tranh đứng im im hoa xoan tím rụng tơi bời (Anh Thơ), mà là bức tranh quê với đường nét tươi tắn, khỏe khoắn được họa lên từ tình cảm đậm đà, trong sáng của tuổi hoa niên dành cho quê hương mình.

Nếu không gắn bó, yêu thương quê hương mình bằng tình cảm trong sáng, đằm thắm thì nhà thơ không thể cảm nhận và thể hiện được một cách tài hoa, sinh động những vẻ đẹp của người quê, cảnh quê trong những câu thơ tươi tắn, nồng nàn như vậy.

Quê hương(1939) của Tế Hanh thật đúng là mảnh hồn trong trẻo nhất mà ta gặp trong thơ trước Cách mạng tháng Tám.

Câu trả lời:

Ngược dòng thời gian, Quê hương (1939) của Tế Hanh thực sự là mảnh hồn trong trẻo mà nhà thơ có được trước Cách mạng tháng Tám.

Giữa lúc phần đông các thi sĩ của phong trào thơ mới đang thở than, sướt mướt trong dàn đồng ca sầu với tình yêu tuyệt vọng, mối sầu cô đơn thì Quê hương của Tế Hanh cất lên như một tiếng thơ khỏe khoắn, khác lạ:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới 
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Tế Hanh là một nhà thơ lãng mạn, nhiều người cho rằng làm thơ lãng mạn phải nói đến tình yêu đau khổ, phải nhớ nhung đắm đuôi. Bài thơ này được viết khi ông mười tám tuổi, với bao mơ mộng của tuổi học trò. Tác giả xa quê nhớ về làng tôi ở nhưng cảm hứng thơ lại phân chấn, không hề gây cảm giác xa xôi, buồn man mác.

Thơ hoài niệm thường thấm đẫm nỗi buồn, bởi đó là kỷ niệm chập chờn hiện lên trong ký ức, trong nỗi nhớ thương. Ta nhớ tới vần thơ xao xác buồn đến nao lòng của Lưu Trọng Lư:

Mỗi lần nắng mới hát bên song 
Xao xác gà trưa gáy nào nùng 
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng 
Chập chờn sống lại những ngày không.
(Nắng mới)

Thế nhưng với Tế Hanh, cũng là thơ hoài niệm nhưng hình ảnh thơ khoẻ khoắn, cụ thể, rõ ràng như hiện thực trước mắt, sống động đến vô cùng. Thời khắc nhà thơ nhớ về làng quê mình ấy là:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Câu thơ mở ra không gian bát ngát, trong sáng, màu sắc rạng rỡ của miền biển khơi. Lời thơ như có nhạc, có hoa, có tiếng sóng, tiếng gió, thật tươi nhạc, tươi vui không chút buồn ảo não.

Nhớ về làng chài, nhà thơ nhớ cảnh đoàn thuyền ra khơi nhớ cái khỏe mạnh, phóng khoáng của dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Con thuyền không phải buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ (Đỗ Phủ) hay Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi (Anh Thơ) mà con thuyền đầy phấn khích, dường như cũng mang sức trẻ, lướt nhanh trên đầu sóng, ngọn gió, hăm hở:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Miêu tả cánh buồm của con thuyền ấy, nhà thơ đã tìm đến một hình ảnh so sánh, liên tưởng đẹp:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
Rướn thân tráng bao la thâu góp gió

Cánh buồm – cái cụ thể hữu hình được so sánh với hồn làng – cái trừu tượng vô hình. Hồn làng tức linh hồn, là nét riêng sâu thẳm, linh thiêng của quê hương, của làng chài mà nhà thơ cảm nhận qua một cánh buồm giương. Hình ảnh thơ thật khoáng đạt, kỳ vĩ, mang sức vóc tung tỏa của nó. Đây cũng là sự phát hiện tinh tế, chính xác của nhà thơ: cánh buồm thân thuộc, gắn bó, không thể thiếu trong đời sống mưu sinh, biểu tượng của một làng chài.

Nhà thơ còn nhân hóa cánh buồm no gió ấy mang sức vóc cường tráng, khỏe mạnh của một chàng trai rướn thân trắng bao la thâu góp gió. Không hiểu sao đọc câu thơ này của Tế Hanh tôi lại nhớ tới câu thơ thật lãng mạn của Tố Hữu trong niềm vui bất tuyệt:

Ngực lép bốn nghìn năm trưa nay cơn gió mạnh 
Thổi phồng lên, tim bỗng hóa mặt trời

Ngôn ngữ miêu tả trong câu thơ của Tế Hanh giàu giá trị tạo hình, đường nét phóng khoáng, khiến con người, con thuyền, cánh buồm cũng nổi hình, nổi khối, cựa quậy, sống động giống như những sinh thể kỳ vĩ.

Cảnh dân làng ra khơi đánh cá trở về trong nỗi nhớ của nhà thơ cũng thật tươi vui, gợi không khí thanh bình, no ấm:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ 
Khắp dán làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới, làm da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Giống như bàn tay của nhà điêu khắc, ngôn ngữ tạo hình của Tế Hanh đã tạc nên bức phù điêu hùng vĩ về chân dung con người làng chài rắn chắc, khỏe mạnh như bức tượng đồng nâu với làn da ngăm rám nắng cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Họ là kết tinh cho sức mạnh dãi dầu nắng, gió, sóng biển. Họ là đứa con của biển .

Vẫn con thuyền ra khơi, giờ đây trở về sau một ngày chạy đua cùng sóng gió được nhà thơ nhân hóa giống như một con người, một nhà hiền triết với dáng nằm thư giãn, lặng lẽ, suy tư:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
Nghe chất muối thấm dần trong thở vỏ.

Nghe (cảm nhận bằng thính giác) nhưng ở đây lại nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ; sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Không chỉ con người mà ngay đến cả con thuyền cũng thấm đẫm hương vị biển, thấy vị mặn mòi của muối biển đang râm ran trong cơ thể mình hay đó chính là cái dư vị dịu êm mà giản dị của nhịp đời miền quê biển.

Tuổi nhỏ của Tế Hanh chắc chắn đã trải qua cái mùi nồng mặn của những mẻ cá vàng, trong lời ru bát ngát, êm êm của bốn bề sóng vỗ thì mới viết được những câu thơ như thế này. Không là người con của vạn chài cũng không thể viết được những câu thơ như thế. Khi biết âm thầm hóa hồn mình vào hồn thơ để lắng nghe, mở rộng mọi giác quan để phập phồng thu nhận mọi cảm giác Tế Hanh mới viết được những câu thơ tài hoa đến vậy. Phải chăng chất muối mặn mòi, thấm dần trong từng thớ vỏ chiếc thuyền nay đã thấm sâu vào làn da, thớ thịt, tâm hồn Tế Hanh để thành niềm ám ảnh bâng khuâng, kỳ diệu. Tế Hanh thật tài tình và thật tinh khi sống trong lòng sự vật có khả năng nghe thấu tiếng lòng, cảm giác của những vật vô tri. Chẳng thế mà trong lời con đường quê nhà thơ cũng đã nhập hồn vào con đường nhỏ chạy lang thang để mang nỗi buồn vương chạy khắp làn.
Kết thúc bài thơ có hai chữ nhớ:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

nhưng ý thơ không hề gây cảm giác yếu mềm, bi lụy mà vẫn khỏe khoắn, tươi mới. Nỗi nhớ ấy gắn liền với những gì thân thuộc của làng chài màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, sắc màu trong sáng, hương vị nồng ấm đậm đà . Nỗi nhớ cồn lên, mãnh liệt tồi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quả.

Đó là hương vị quê hương, hương vị thân thiết, ruột thịt của người thân.

Bài thơ có thể coi là bức tranh quê đẹp, trong sáng, lời thơ khỏe khoắn. Nổi bật trong bức tranh ấy là ba hình ảnh: dân chài lưới, cánh buồm giương, con thuyền. Hình ảnh nào cũng đẹp, sắc nét, phóng khoáng đầy sức sống, đậm đà hương vị biển. Đó có thể coi là nét riêng, điệu hồn quê hương mà nhà thơ vương vấn suốt đời.

Cũng chính vì thế mà bức tranh quê trong nỗi nhớ của Tế Hanh không có nét dáng buồn như bức tranh quê của các nhà thơ mới với đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi quán tranh đứng im im hoa xoan tím rụng tơi bời (Anh Thơ), mà là bức tranh quê với đường nét tươi tắn, khỏe khoắn được họa lên từ tình cảm đậm đà, trong sáng của tuổi hoa niên dành cho quê hương mình.

Nếu không gắn bó, yêu thương quê hương mình bằng tình cảm trong sáng, đằm thắm thì nhà thơ không thể cảm nhận và thể hiện được một cách tài hoa, sinh động những vẻ đẹp của người quê, cảnh quê trong những câu thơ tươi tắn, nồng nàn như vậy.

Quê hương(1939) của Tế Hanh thật đúng là mảnh hồn trong trẻo nhất mà ta gặp trong thơ trước Cách mạng tháng Tám.

Câu trả lời:

Mở đầu là cảnh vật làng quê, cảnh vật đặc trưng về một làng chài ‘vốn làm nghề chài lưới’ có ‘trời trong’, ‘gió nhẹ’, ‘sớm mai hồng’. Màu sắc của cảnh vật trải ra trước mắt người đọc, khơi gợi niềm rạo rực, đắm say về một buổi sáng ven biển, dự báo sự tốt lành của một chuyến ra khơi:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Câu thơ hồn nhiên, trong sáng của bút pháp tả thực và trên cái nền có không gian, thời gian đó xuất hiện hình ảnh chiếc thuyền

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Sự liên tưởng, so sánh giúp ta hình dung được tốc độ, sự hăng hái của con thuyền ra khơi, chúng hăm hở lướt sóng với cánh buồm giương to:

Cánh buồm giương to nhưmảnh hồn làng

Cánh buồm được so sánh với ‘mảnh hồn làng’, một cách ví von so sánh bất ngờ, độc đáo. Cánh buồm là hình ảnh thực, một sự vật, đem cái cụ thể so sánh với các trừu tượng vô hình, cách so sánh đó đã tạo ra một sự liên kết đầy sáng tạo. Cánh buồm chính là quê hương, quê hương cũng chính là cánh buồm, cánh buồm mang trong nó ‘mảnh hồn làng’.

Bản sắc quê hương hiện lên sống động nhờ cách nói nhân hoá:

Rướn thân trắng baola thâu góp gió...

‘Rướn thân trắng’, bóng dáng những người dân chài cần cù, phấn đấu không ngừng nghỉ cho một cuộc sống ấm no cho hôm nay và cho cả ngày mai.

Đoạn thơ tiếp theo, lời thơ càng dung dị, sự dung dị trong miêu tả, dựng hình ảnh, càng khắc hoạ đậm nét hình ảnh quê hương. Các chi tiết rất thực, rất sống động như một đoạn phim cận cảnh có cảnh dân làng ồn ào, tấp nập ‘đón ghe về’, có ‘cá đầy ghe’, ‘những con cá tươi ngon thân bạc trắng... ‘

Cái đẹp của bức tranh quê hương làng chài là cái đẹp của sự tả thực. Nhà thơ Hàn Mạc Tử cũng đã để lại cho thơ ca bức tranh làng quê rất đẹp, đẹp hoàn hảo: Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi.

Ở‘Quê hương’ cũng vậy, nhờ bút pháp tả thực tinh xảo của người nghệ sĩ, bức tranh phong cảnh quê hương sống động và linh hoạt hẳn lên. Đó cũng là tiền đề khổ thơ kế tiếp nói về vẻ đẹp của con người quê hương.

Câu thơ mở đầu ở khổ thơ này bình dị nhưlời muốn nói hằng ngày:

Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng

Những câu thơ tiếp theo làm hiện rõ cái ngoại hình, bản chất của con người làng chài. Họ là những kẻ mà cả cuộc đời gắn bó với lao động, với biển cả sóng to, với vị mặn mòi của muối... Tính cách của người dân làng chài được hình thành, hun đúc trong lao động:

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Lời thơ đầu tả thực nhưng hình ảnh con thuyền, cánh buồm... không chỉ dừng lại ở tầng nghĩa đó, với biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hoá Tế Hanh đã chuyển hoá thực thể sự vật sang thực thể sinh vật - con người. Chúng biểu tượng cho sức mạnh vượt sóng to gió cả của con người làng chài, sức sống của làng chài, vẻ đẹp của người lao động quê hương.

Khổ thơ cuối thật thiết tha, tấm lòng ân tình thuỷ chung của nhà thơ với quê hương quá sân nặng. Tình yêu quê hương không trừu tượng, quê hương thấm vào máu thịt biến thành tình cảm gắn bó với cảnh với người cụ thể. Quê hương là bát canh rau muống, là cà dầm tương, quê hương là chùm khế ngọt... Quê hương của Tế Hanh thấp thoáng:

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi.

Nỗi nhớ quê hương luôn là nỗi nhớ cồn cào, da diết, đó chính là tấm lòng của Tế Hanh đối với quê hương.

Bài thơ ghi lại tình cảm của tác giả với quê hương mình, một làng chài ven biển Quảng Ngãi. Tình cảm ấy như được nhân lên gấp bội phần khi tác giả xa quê, xa những con người: ‘dân chài lưới làn da ngăm rám nắng’, xa cái nơi ‘chim bay dọc biển đem tin cá... ‘

Câu trả lời:

Cộng đồng kinh tế ASEAN[tiếng Anh]]: ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là một khối kinh tế khu vực của 10 quốc giathành viên ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, khi bản tuyên bố thành lập chính thức có hiệu lực[1][1]. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN. 

Theo dự định của các nhà lãnh đạo ASEAN, AEC sẽ được thành lập vào năm 2015. Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II nhấn mạnh:

Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập là để thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020", nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020. Kế hoạch trung hạn 6 năm lần thứ hai của ASEAN (2004-2010) -Chương trình Hành động Vientian đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của ASEAN.

Các biện pháp chính mà ASEAN sẽ cần thực hiện để xây dựng một thị trường ASEAN thống nhất bao gồm: hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và qui chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và thương mại, và hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ.

Các biện pháp để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất sẽ bao gồm: củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn thông, và phát triển các kỹ năng thích hợp.