Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 8
Điểm GP 5
Điểm SP 28

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

     Vi hành được sáng tác vào dịp vua bù nhìn Khải Định của triều đình nhà Nguyễn xin thực dân Pháp cho sang Pháp để dự cuộc triển lãm thuộc địa tổ chức ở Mác-xây (Marseille). Trong thời gian này, dư luận cho rằng Khải Định có một số việc làm ám muội. Bất bình trước thái độ và hành động làm tổn thương tới quốc thể ấy, Nguyễn Ái Quốc viết truyện này nhằm mục đích lột trần chân tướng của một tên vua bán nước.

          Cái độc đáo của truyện thể hiện ngay ở cách đặt tên với hàm ý giễu cợt, đả kích nhẹ nhàng mà thâm thuý, sâu cay. Vi hành vốn dĩ là cách gọi những cuộc đi kín đáo của các bậc vua chúa ngày xưa, mục đích là được tai nghe mắt thấy hiện thực đời sống dân chúng, từ đó có chính sách cai trị đúng đắn hơn, hợp lí hơn. Nhưng ở đây tác giả đã lồng cho Vi hành một ý nghĩa hoàn toàn ngược lại: để ám chi những cuộc đi lén lút, bất chính, cốt thỏa mãn những lạc thú cá nhân của Khải Định.

          Tác giả khôn khéo trình bày truyện dưới hình thức một bức thư gửi cho cô em gái. Thực ra đây là truyện hư cấu một trăm phần trăm. Nhưng cái tài của tác giả là bịa mà như thật, còn hơn cả sự thật. Toàn bộ câu chuyện là một xâu chuỗi những sự hiểu lầm ngày càng tăng. Đôi trai gái người Pháp lầm người thanh niên da vàng ngồi cạnh là Khải Định. Dân chúng Pháp lầm tất cả những người da vàng, mũi tẹt, mắt xếch trên đất Pháp là vua xứ An Nam. Đến ngay chính quyền Pháp cũng lẫn lộn không phân biệt đâu là Khải Định, đâu là kẻ đang bị theo dõi (Nguyễn Ái Quốc) nên lầm tưởng mà đối xử như với vua xứ An Nam. (Nguyễn Ái Quốc đi đâu chúng cũng cho tay sai đi theo đến đó).

          Sự thật thì không bao giờ có chuyện nhầm lẫn buồn cười như vậy. Tác giả đã khéo bịa ra các tình huống như thật dưới hình thức như đùa. Nguyên nhân của xâu chuỗi nhầm lẫn tai hại trên là do các cuộc vi hành của Khải Định.

          Qua lời trò chuyện của đôi trai gái người Pháp, người đọc có thể hình dung ra Khải Định với những nét lố bịch: mặt mũi ngây ngô, điệu bộ lúng ta lúng túng, quần áo, mũ mãng lố lăng… Thái độ của dân chúng Pháp là khinh bỉ, coi thường hắn.

          Để cho câu chuyện đạt được hiệu quả châm biếm, đả kích cao nhất, tác giả đã xen kẽ những đoạn đối thoại của đôi thanh niên Pháp với những đoạn kể chuyện cho cô em họ nghe. Nhân vật cô em họ cũng là sản phẩm của hư cấu, là phương tiện để Nguyễn Ái Quốc trực tiếp tố cáo tội lỗi của tên vua bù nhìn Khải Định đã thừa lệnh thực dân Pháp đầu độc nhân dân ta bằng rượu và thuốc phiện, đẩy họ vào tình trạng sống khốn cùng, bế tắc.

          Sự độc đáo còn thể hiện ở cách dẫn chuyện dí dỏm của tác giả. Ngòi bút biến hóa linh hoạt, hấp dẫn, văn ngắn gọn và súc tích, hàm chứa nhiều ý nghĩa. Chất hài hước trong truyện vừa mang tính sôi nổi của phương Tây vừa mang tính thâm trầm, sâu sắc của phương Đông.

          Truyện ngắn Vi hành chứng minh cho sức tung hoành của ngòi bút đầy sáng tạo Nguyễn Ái Quốc. Truyện được viết nhằm mục đích chính trị rõ ràng nhưng vẫn là một tác phẩm văn chương đích thực. Nó xứng đáng tiêu biểu cho phong cách văn xuôi Nguyễn Ái Quốc.

Câu trả lời:

Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui, niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…

 

Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa, trốn tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời xanh biếc gợn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương. Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi của ông tiên, ông bụt trong các câu chuỵện cổ tích đầy màu sắc huyền bí. Sương mang lại cảm giác êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh. Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần…Phải rồi, hạ đang mang đi những chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng ve…bao thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà nội thơm mùi cốm làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi, một bên là vực. Nhớ những con đường ở Trung Quốc nhiều làn xe và không có bụi lại ít gặp ở Việt Nam… Và nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ vừa quen. Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò. Hạ chưa hẳn đã qua, thu chưa hẳn đã sang, cái chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kể ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy nhau. Tình vợ chồng khiến ông Ngâu, bà Ngâu mừng tủi mà khóc, vừa sung sướng vì hạnh phúc tràn đầy. Vì thế mà tiết trởi đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu. Tên mưa Ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rất đặc biệt, bởi câu chuyện kể về nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.

 

Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không tràn trề sức sống như xuân, không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trường, được học tập vui chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người. Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một người thợ phu hồ hay mẹ bạn là một người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế, đừng bao giờ để cha mẹ buồn nghe bạn ?... Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi ra ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa trẻ nào cũng được đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm hồn giá lạnh và non nớt ấy.

 

Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm, cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!

-indent:21.0pt;line-height: 150%'> 

 

Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm, cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!

 

Thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa sang thu thật nhẹ nhàng, nó giống như một cơn gió lướt qua tâm hồn mang theo lá vàng rơi đầy hiên và rơi đầy trên những con đường tới lớp, mang theo bầu trời thu trong veo như cao hơn, nước thu trong veo như sâu hơn, mang theo ngày khai trường lấp lánh niềm vui. Trong cuộc sống hối hả từng ngày, một chút cảm nhận về khoảnh khắc giao mùa cũng khiến tôi và bạn thấy cuộc sống thật tuyệt vời.

 

“Cuối con đường ta gõ cửa mùa thu

Xin mượn khúc dịu dàng ru kí ức

Để ngày mai sống với gì là thực

Để thấy yêu hơn mỗi khúc giao mùa…”

 

Câu trả lời:

Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Năm nay dù dã mười hai tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội.

Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyến tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rời khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích làm sao. Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga.

Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gì đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, bà nội vui mừng ra đón. Không hiểu sao lúc ấy tự nhiên em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội mà nức nở. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon làn cùng bà nội.

Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muốn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng bên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.

Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô...lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố.

Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuối tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! Về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Em không nức nở như lúc mới về mà chỉ dửng dưng. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.