Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 34
Số lượng câu trả lời 32
Điểm GP 18
Điểm SP 36

Người theo dõi (14)

Cáo Siêu Thanh
Tạ Quỳnh Anh
daovobinhnhi
Dung Pham

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

I. Tác phẩm

Đoạn trích thể hiện bi kịch của tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thuý Kiều đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.

Đoạn trích là những dòng thơ lâm li, đau đớn bậc nhất trong truyện Kiều biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ mà thực chất là bi kịch của một số phận bất hạnh, sự hy sinh của Kiều khiến nàng trở nên cao thượng. Nỗi đau đớn xót xa của nàng lại cho thấy cái giá của sự hy sinh. Đoạn trích không chỉ thể hiện "nỗi cảm thông lạ lùng" của Nguyễn Du với số phận con người mà đã thức tỉnh ý thức về tình yêu, hạnh phúc, cá nhân. Đó là tư tưởng nhân đạo cao cả và sâu sắc.

Đoạn trích được viết: "như có máu chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy”. Đó là khả năng thấu hiểu và khắc hoạ tâm lý nhân vật một cách tài tình. Trong đoạn trích Nguyễn Du đã sử dụng thành công lời đối thoại nội tâm, lời độc thoại nội tâm và lời nửa trực tiếp của nhân vật.

II. Tác phẩm

1. Việc Kiều nhắc đến những kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?

Trong khi nói với Thuý Vân, Kiều tưởng như sống lại với những kỉ niệm tình yêu:

- Cảnh hai người tặng nhau quạt để ngỏ ý ước hẹn trăm năm ("khi ngày quạt ước"). - Cảnh hai người uống chén rượu thề để nguyện chung thuỷ ("khi đêm chén thề").

 

- Những kỉ vật của tình yêu ("chiếc vành với bức tờ mây") Đặc biệt là Kiều tưởng nhớ lại sự kiện đêm thề nguyền thiêng liêng: - Cảnh Kim Trọng cho thêm hương vào lò hương ("mảnh hương nguyền", "đốt lò hương ấy")

. - Cảnh nàng đàn cho Kim Trọng nghe ("phím đàn", "so tơ phím này").

Thuý Kiều nói với Thuý Vân mà như nói với chính mình và nói cùng chàng Kim. Những từ ngữ trên cho thấy trong tâm hồn Kiều, những kỉ niệm tình yêu có sức sống mãnh liệt. Thuý Kiều hi sinh tình yêu, trao duyên cho Thuý Vân nhưng con người lí trí không ngăn được con người tình cảm. Thuý Kiều đã để trái tim mình thuộc về tình yêu, sống với tình yêu. Trong tình yêu, Thuý Kiều là người vô cùng sâu sắc và tinh tế. Tất cả những kỉ niệm tình yêu được nàng cất giữ cẩn thận. Nàng trao duyên cho Thuý Vân nhưng không thể trao tình. Nàng trao cho Thuý vân những kỉ vật nhưng không thể trao những kỉ niệm tình yêu. Bi kịch đó khiến Kiều vô cùng đau đớn.

2. Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ ấy có ý nghĩa gì? 

 Trong suốt đoạn trích, Kiều đã nhiều lần nghĩ đến cái chết. Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên, Kiều đã lấy cái chết làm lời uỷ thác ("Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."). Trao kỉ vật cho Thuý Vân xong, Kiều lại nghĩ đến cái chết. Cả một đoạn thơ dài hiện lên mảnh hồn oan sau khi chết của Thuý Kiều như một nỗi ám ảnh: "Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về"; "hồn"; "dạ đài cách mặt khuất lời"; "người thác oan";... Thuý Kiều liên tưởng mảnh hồn oan của mình với hồn ma Đạm Tiên và dự cảm cái chết của mình cũng đầy oan nghiệt. Tiếng nói của Thuý Kiều là tiếng nói thương thân, xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu mà không được sống trong tình yêu, nguyện chung thuỷ với mối tình đầu mà đành chấp nhận "đứt gánh tương tư", "trâm gãy gương tan". Kiều nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là một cái chết đầy oan nghiệt.

Nếu liên tưởng rộng đến những sáng tác khác của Nguyễn Du như: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Phản chiêu hồn, Độc Tiểu Thanh kí,... ta sẽ nhận thấy một mô-típ nghệ thuật, mô-típ chiêu hồn, gọi hồn, tri âm cùng hồn người đã khuất. Sở dĩ có điều này là vì nhà thơ chịu ảnh hưởng của thuyết "luân hồi" trong đạo Phật. Nhưng sâu sắc hơn là nhà thơ luôn quan tâm đến nỗi "kì oan" (nỗi oan kì lạ) của con người. Con người chết đi mà không được siêu thoát, những mảnh hồn oan còn vật vờ cõi nhân gian. Bằng cách này, nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du đã vượt qua biên giới của sự sinh hoá, trụ diệt để xót đau cho những kiếp đời bất hạnh, oan ức. Đây là một phương diện độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.

3. Kiều đối thoại với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích.

Toàn bộ đoạn trích, về hình thức là lời Kiều nói với Thuý Vân. Tuy nhiên, nếu lắng nghe thật kĩ ta sẽ thấy nhiều khi Kiều như đang nói với chính mình và đến đoạn cuối thì nàng lại quay ra nói với Kim Trọng. Việc chuyển đối tượng đối thoại thể hiện khả năng nắm bắt một cách tinh tế qui luật diễn biến tâm trạng nhân vật của tác giả. Nếu chỉ đơn thuần là những lời dặn dò Thuý Vân thì cảm xúc của nhân vật không đạt tới cao trào, bi kịch của thân phận và tình yêu không được đẩy tới đỉnh điểm, nhân cách cao đẹp của Kiều không có điều kiện bộc lộ rõ.

- Trước hết, Thuý Kiều đề cao Thuý Vân (hai chữ "cậy" và "chịu" cùng cử chỉ "lạy"). Kiều coi việc nhận lời của em là một sự hy sinh và Kiều đã "lạy" sự hy sinh ấy.

- Tiếp theo, Thuý Kiều phân tích cho em hiểu về tình cảnh hiện tại khiến nàng không còn cách lựa chọn nào khác ("Sóng gió bất kỳ", "hiếu tình" không thể vẹn). - Rồi Kiều động viên, an ủi em: "Tuổi xuân em hãy còn dài”.

- Kiều viện đến tình máu mủ ruột rà:"Xót tình máu mủ” để làm một công việc tình nghĩa sâu nặng: “ thay lời nước non”

- Cuối cùng, Thuý Kiều lấy cả cái chết của bản thân ra để uỷ thác (“Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”).

Như vậy, Nguyễn Du đã để cho Kiều nói bằng ngôn ngữ của lí trí còn rất tỉnh táo. Kiều không để Vân có cơ hội từ chối, cứ sau một giây thăm dò Kiều lại viện thêm lý lẽ, lý lẽ nào cũng vừa có tình vừa có lý, trên hết vẫn là tình, cách nói, lời nói, cử chỉ thiết tha, cầu khẩn như vậy khiến Thuý Vân không thể từ chối.

- Tâm trạng Thuý Kiều hết sức mâu thuẫn. Điều đó được thể hiện trong thời khắc trao kỉ vật cho Thuý Vân: Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung. Mâu thuẫn nằm trong hai chữ "của chung”. Mới đọc tưởng Kiều nói của em với Kim Trọng nhưng lắng nghe từ trong đau khổ của con tim rớm máu sẽ thấy trong "của chung” có một phần của Kiều. Về lí trí Kiều muốn em nên vợ nên chồng, về tình cảm, Kiều không thể nói đoạn tuyệt là đoạn tuyệt. Kỉ vật là hiện thân của mối tình vàng đá. Với Thuý Vân nó chỉ là vật làm tin nhưng với Thuý Kiều kỉ vật gắn với kỉ niệm, với những rung động đầu đời, cầm kỉ vật là kỉ niệm sống dậy. Nhưng kỉ vật còn đó mà mối tình đành trao, kỉ vật chỉ gợi xót xa, đau khổ mà thôi.

- Sau khi trao kỉ vật, Kiều như người mất hồn, lời Kiều không còn tỉnh táo nữa mà nửa phần người sống nửa phần hồn ma. Trong lời dặn dò Thuý Vân, Kiều tưởng tượng ra tương lai, nàng là một oan hồ vật vờ, nàng xin em hãy "Tưới xin giọt lệ cho người thác oan”. Nỗi đau trong tâm hồn đến cùng cực, nàng mong với sự trở về (dù là hồn ma) có thể gặp được Kim Trọng nhưng cả sự trở về ấy cũng không thể an ủi được khiến nàng càng đau đớn hơn.

- Tám câu cuối, Kiều quay sang tâm sự với Kim Trọng trong tưởng tượng. Lời tâm sự chứa đầy mâu thuẫn, đối lập giữa khát vọng tình yêu mãnh liệt và hiện thực phũ phàng. Khát vọng là "kể làm sao xiết muôn vàn ái ân” còn hiện thực là "trâm gãy gương tan”, là "tơ duyên ngắn ngủi” là "phận bạc như vôi”, đau đớn tan nát, hiện thực đã trùm lên khát vọng. Hai câu cuối: Ôi Kim Lang / hỡi Kim lang/ Thôi thôi/ thiếp đã phụ chàng/ từ đây/ Hai dòng thơ là tiếng gọi tuyệt vọng của Kiều đối với Kim Trọng. Kiều đã ngất lịm đi trong hình bóng bao trùm của chàng Kim.

4. Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích.

Đoạn trích là những dòng thơ lâm li, đau đớn bậc nhất trong truyện Kiều biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ mà thực chất là bi kịch của một số phận bất hạnh, sự hy sinh của Kiều khiến nàng trở nên cao thượng. Nỗi đau đớn xót xa của nàng lại cho thấy cái giá của sự hy sinh. Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều đã được Nguyễn Du thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế.

Kiều yêu Kim Trọng tha thiết. Nhưng vì chữ "hiếu" nàng buộc phải lựa chọn và nàng đã hi sinh tình yêu. Về lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Thuý Vân; nhưng về tình cảm, nàng vẫn đang có tình yêu sâu sắc, mãnh liệt. Kiều phải thuyết phục bằng mọi cách để Thuý Vân nhận lời; nhưng Kiều cũng không sao ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn. Kiều sẽ thanh thản về lí trí nhưng trái tim thì rớm máu. Mâu thuẫn giưa lí trí và tình cảm chính là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến với tâm hồn con người. Với Thúy Kiều, cả lí trí và tình cảm đều sâu nặng, tạo nên nhân cách của nàng. Đó là một nhân cách trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng, sâu sắc...

Nhà thơ, bằng cái "tài” và cái "tâm” của mình đã thể hiện sự giằng xé nội tâm giữa đạo đức và trái tim, giữa tình cảm và lí trí, qua đó bộc lộ một nhân cách đa tình, đa tài, đa cảm của nhân vật Kiều. Chính vì lẽ đó mà nhân vật của Nguyễn Du mang tính chân thực và sống động hơn, có tầm cỡ hơn trên phương diện chủ nghĩa nhân văn so với nhân vật Kiều trong trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân

Câu trả lời:

I. Tác giả 

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương với giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo lớn lao. Sáng tác của Nguyễn Du đạt đến trình độ nghệ thuật cổ điển, đặc biệt là Truyện Kiều.

Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm, sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người.. Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

Những sáng tác của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực với cái nhìn sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả. Nguyễn Du phản ánh thực tế đời sống, tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền. Tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người. Cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn. Nguyễn Du ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu và công lí,... Nguyễn Du được ca ngợi là người có "con mắt trông thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời", cho nên, thơ của ông “như có máu thấm nơi đầu ngọn bút” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

Sáng tác của Nguyễn Du đạt tới trình độ nghệ thuật bậc thầy của văn chương trung đại Việt Nam. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm của ông, đặc biệt là Truyện Kiều là đỉnh cao rực rỡ của văn học tiếng Việt. Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học dân tộc.

II. Trả lời câu hỏi

1. Em có nhận xét gì về cuộc đời Nguyễn Du? Điều đó có thể góp phần lí giải sáng tác của nhà thơ như thế nào?    

- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to (cha Nguyễn Du làm tới chức Tể tướng), có truyền thống học vấn uyên bác. Nguyễn Du đã thừa hưởng được ở gia đình, dòng họ truyền thống ấy.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người, Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802), được phong tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc... Nhưng Nguyễn Du ít nói, lúc nào cũng trầm lặng, ưu tư, tư tưởng của Nguyễn Du có những mâu thuẫn phức tạp nhưng đó là sự phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Những phức tạp trong tư tưởng Nguyễn Du phần nào được ông thể hiện trong những sáng tác của mình. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương với giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo lớn lao.

2. Cho biết những sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng.

a. Những sáng tác của Nguyễn Du gồm:

- Ba tập thơ chữ Hán:

             + Thanh Hiên thi tập (Viết trong khoảng 10 năm gió bụi ở đất Bắc).

             + Nam trung tạp ngâm (Viết trong khoảng thời gian làm quan nhà Nguyễn).

             + Bắc hành tạp lục (Viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc).

- Thơ chữ Nôm:

             + Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), một tiểu thuyết bằng thơ lục bát dài 3254 câu, được viết trong một thời gian dài, một kiệt tác của văn học Việt Nam.

             + Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), một kiệt tác viết theo thể song thất lục bát dài 184 câu. Ngoài ra còn một số sáng tác khác.

b. Giá trị tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du.

+ Giá trị hiện thực:

Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du phản ánh thực tế đời sống, cảnh đói cơm rách áo của bản thân, sự đối lập giàu nghèo... (Sở kiến hành, Phản chiêu hồn...). Truyện Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền. Văn tế thập loại chúng sinh phản ánh cuộc sống khốn khổ của những con người "dưới đáy" xã hội.

+ Giá trị nhân đạo:

- Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người (Truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh Kí, Sở kiến hành; Văn chiêu hồn,...). Cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn.

- Ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí,... Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Tác phẩm của Nguyễn Du đã đạt đến tầm của tiếng nói "hiểu đời" (Cao Bá Quát). Nguyễn Du có "con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời" (Mộng Liên Đường chủ nhân).

c. Giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du.

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa - Thơ Nôm Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát). Truyện Kiều của Nguyễn Du được nâng lên hàng tiểu thuyết bằng thơ Nguyễn Du có công đổi mới nghệ thuật truyện Nôm: nghệ thuật tự sự, miêu tả tâm lý nhân vật, tả cảnh tả tình đều tài hoa.

- Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học tiếng Việt, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục vừa trang nhã diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú biến hoá, vận dụng các phép tu từ đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

3. Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du.

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Du sống giữa một thời đại lịch sử đầy biến động. Bi kịch riêng và bi kịch thời đại, năng khiếu bẩm sinh cùng truyền thống gia đình đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Bao trùm sáng tác của ông là tư tưởng nhân đạo. Thơ ông là kết tinh những thành tựu văn hoá chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc đặc biệt là truyện Kiều một kiệt tác của văn học tiếng Việt đã được dịch ra tới hơn hai mươi thứ tiếng trên thế giới.

 

Câu trả lời:

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII. Ngoài tác phẩm chính " Chinh phụ ngâm", ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán.

2. Tác phẩm

Đặng Trần Côn là người hiếu học, tài ba. Đoàn Thị Điểm là nữ sĩ có tài thơ phú nổi tiếng từ nhỏ. Bà đã dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn một cách tài hoa. Tác phẩm có giá trị tố cáo chiến tranh, bênh vực quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Chinh phụ ngâm đánh dấu một đỉnh cao mới về ngôn ngữ văn học tiếng Việt.

Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nói lên tâm sự, nỗi lòng người chinh phụ trong cảnh lẻ loi, cô đơn khủng khiếp, đồng thời thể hiện khát vọng vô cùng mãnh liệt được sống trong tình yêu và hạnh phúc, một khát vọng khẩn thiết đến đau đớn. Ý nghĩa chống chiến tranh phong kiến phi nghĩa toát lên một cách khách quan từ bi kịch này. Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng vô cùng phong phú và tinh tế. Thể thơ song thất lục bát mà bản dịch sử dụng rất phù hợp với nhu cầu diễn tả nội tâm đau khổ, sầu muộn của con người. Lời than trực tiếp của nhân vật trữ tình với cách dùng ngôn ngữ, các biện pháp tu từ nhất là những từ láy và phép điệp ngữ liên hoàn đã tạo nên giọng điệu bi thiết của đoạn trích

II. Trả lời câu hỏi

1. Trong thơ ca trung đại, thủ pháp tả cảnh ngụ tình là một trong những thủ pháp nghệ thuật khá quen thuộc.

Ở trong đoạn trích này, tác giả cũng dùng các yếu tố ngoại cảnh cóa tương quan với tâm trạng để diễn tả những biến thái tinh vi trong tâm hồn của nhân vật. Trong những đêm cô đơn, buồn khổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư.

Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc cháy rụi thành than hồn rực như hoa. Thời gian cứ thế trôi qua đau nhói còn nỗi tuyệt vọng kia cứ cháy ngày một tăng, Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét như chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người. Màn đêm sâu thẳm, âm u và tĩnh mịch còn được điểm thêm vào bởi những tiếng gà eo óc suốt năm canh. Tiếng gà là âm thanh duy nhất trong đêm nhưng nó ngay lập tức bị chìm đi trong cái tô tịch của đêm. Điểm thêm vào bức tranh sầu muộn ấy là bóng cây hòe thế nhưng nó cũng chỉ lại gợi ra thêm  cảm giác hoang vắng và đáng sợ mà thôi. Cảnh vật quạnh hiu bởi lòng người đang sầu đau tê tái vì nỗi nhỡ mong và sự khát khao hạnh phúc đang tràn ngập trong lòng. Âu đó cũng là cái quy luật tâm lí chung của con người mà Đặng Trần Côn đã viết :

" Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun"

2. Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ

- Người chinh phụ ngày ngày không lúc nào nguôi ngóng trông chông, rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo người chồng sắp trở về nhưng vẫn bặt tin.

- Đêm đêm, nàng lại thức cùng ngọn đèn leo lét với màn đêm hoang vắng và cô tịch trong sự đợi mong đến tiều tụy

- Vì quá buồn đau, người chinh phụ cũng chẳng thiết tha gì với bản thân

3. Người chinh phụ buồn đau, thất vọng vì :

- Lo lắng cho sự an nguy của người chồng nơi chiến trận

- Tuổi trẻ qua đi vội vã ( hạnh phúc và tình yêu cũng sẽ mất theo - khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi)

- Niềm tin vào cuộc sống tương lai mỏng manh và mờ nhạt

4. Hãy cho biết vì sao người chinh phụ đau khổ?

Đoạn trích diễn tả nỗi đau khổ tột đỉnh của người chinh phụ, đau khổ ở mọi nơi, mọi lúc, đau khổ trải ra trong không gian và dằng dặc theo thời gian. Nàng nhìn đâu cũng chỉ thấy tình cảnh lẻ loi của bản thân mình. Nỗi lạnh lẽo, buốt giá từ cõi lòng người chinh phụ đã trùm lên ngoại cảnh, len lỏi vào các sự vật,... khiến nàng thốt lên những lời sầu tủi bi thiết.

Nguyên nhân dẫn tới nỗi đau khổ của người chinh phụ thật dễ hiểu. Chồng nàng đi chinh chiến nơi chiến địa sa trường đã mấy mùa xuân bặt vô âm tín. Người chinh phụ đã phải chờ đợi,... chờ đợi,... và chờ đợi đến héo mòn tuổi xuân, tưởng có lúc tuyệt vọng hoàn toàn. Người chinh phụ càng khát khao đoàn tụ, khát khao cuộc sống vợ chồng bao nhiêu lại càng rơi vào tình cảnh tuyệt vọng bấy nhiêu. Đó là bi kịch khiến người chinh phụ đau khổ, bất hạnh.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến nỗi đau khổ của người chinh phụ chính là cuộc chiến tranh phi nghĩa mà vì nó vợ chồng nàng phải xa nhau, chồng nàng có nguy cơ bỏ mình nơi chiến địa. Chiến tranh phong kiến phi nghĩa "dãi thây trăm họ làm công một người" đã làm cho bao gia đình tan nát, bao tổ ấm trở nên lạnh lẽo. Bi kịch của người chinh phụ, vì thế là bi kịch có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa một cách mạnh mẽ và sâu sắc đồng thời qua đó cũng toát lên tiếng nói nhân đạo lớn lao của tác phẩm.

 5. Đọc diễn cảm đoạn trích (nếu ngâm được càng tốt). Hãy nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát (có so sánh với các thể thơ mà anh (chị) biết).

Thể thơ song thất lục bát là một thể thơ truyền thống của dân tộc ta. Bản thân cách cấu tạo câu thơ và vần luật của nó cũng đã tạo nên một thứ nhạc điệu lên bổng xuống trầm một cách linh hoạt, có khả năng diễn tả tài tình những cung bậc khác nhau của tâm trạng con người. Phan Huy Chú cũng đã dịch Tì bà hành của Bạch cư Dị sang thể thơ này, Nguyễn Du dùng thể thơ này để khóc cho "thập loại chúng sinh” trong Văn chiêu hồn,...

Chinh phụ ngâm là khúc ngâm dài diễn tả mọi cung bậc của nỗi buồn triền miên ở người chinh phụ. Nguyên tác của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán, theo thể đoản trường cú (câu ngắn, câu dài xen nhau). Người dịch giả tài hoa - Đoàn Thị Điểm - với một nỗi cảm thông kì lạ với nỗi lòng người chinh phụ đã dịch tác phẩm của Đặng Trần Côn sang bản chữ Nôm với thể thơ song thất lục bát thật vô cùng đắc địa. Có thể nói, chính nội dung tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình và sự đồng cảm cao độ của người nghệ sĩ đã bắt gặp thể thơ song thất lục bát như một định mệnh để rồi tất cả tiếng lòng sầu thương ai oán của người chinh phụ đã được tấu lên với giọng cao thấp, bổng trầm mà khó có thể thơ nào có thể diễn tả được như thể.

Nếu khúc ngâm được viết bằng thể thơ khác thì chắc chắn hiệu quả biểu đạt sẽ không bằng thể song thất lục bát. Gần hơn cả với thể thơ này là thể thơ lục bát. Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ này vì đó là một tiểu thuyết bằng thơ. Chinh phụ ngâm là một khúc ngâm có tính "độc diễn" tâm trạng. Nếu sử dụng thể thơ lục bát sẽ không tránh khỏi giọng đều đều bằng phẳng. Thể song thất lục bát đã khắc phục được điều đó.

Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngoài nhạc điệu vốn có của thể thơ song thất lục bát, giọng sầu thương bi thiết còn được tạo nên bởi cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả nỗi buồn, tình cảnh lẻ loi; các từ láy cùng với biện pháp điệp từ ngữ, lối đối cũng góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên giọng điệu sầu bi ấy. Điều quan trọng là tâm trạng buồn đau tê tái của người chinh phụ và sự đồng cảm đến tận cùng của tác giả đã cộng hưởng cùng với thể thơ và các thủ pháp nghệ thuật tạo nên giọng điệu riêng của tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng vì xét đến cùng thì giọng điệu thơ chính là giọng điệu của tâm hồn