Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 13
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 1
Điểm SP 16

Người theo dõi (8)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

a) Phân tích câu nói trên:

- Hợp tác tức là:

+ Cùng phát triển KT – XH trên nguyên tắc 2 bên cùng có lợi

+ Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế các mặt còn yếu của từng quốc gia

+ Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại

+ Trao đổi khoa học kĩ thuật và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển

+ Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phải cùng giải quyết: chiến tranh – hòa bình, dân số, tài nguyên, môi trường…

- Đấu tranh:

+ Chống sự can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân hóa bằng con đường kinh tế.

+ Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên trường quốc tế.

+ Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

b) Để phát triển KT, nước ta vừa phải hợp tác vừa phải ạnh tranh với các nước trong khu vực vì:

- Xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa nền KT thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, mỗi nước muốn tăng cường tiềm lực KT của mình phải mở rộng hợp tác liên kết với các nước khác.

- Các nước Đông Nam Á có nền KT phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí vận hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.

- Việc khai thác tài nguyên trên biển Đông (hải sanr, dầu khí, giao thông, du lịch); khai thác tổng hợp sông Mê Công liên quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực, cần có sự hợp tác cùng có lợi, tránh sự căng thẳng.

- Các nước Đông Nam Á có nguồn TNTN khá giống nhau (khoáng sản kim loại, dầu khí, nông sản nhiệt đới, hải sản…), nguồn lao động dồi dào; các nước Đông Nam Á đều thiếu vốn và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế là tất yếu.

Câu trả lời:

1. Những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế ở Bắc  Trung Bộ.

a) Thuận lợi :

- Vị trí địa lí :

+ Bắc giáp với Đồng bằng sông Hồng và khu vực Tây Bắc thuộc miền núi Bắc Bộ

+ Nam giáp với vùng kinh tế Nam Trung Bộ, đây là khu vực được coi là cầu nối hai miền Bắc - Nam

+ Tất cả các tỉnh đều giáp biển, có điều kiện thuận lợi để thực hiện chiến lược mở cửa phát triển kinh tế - xã hội.

+ Có biên giới chung với Lào, nhiều cửa khẩu thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, giao lưu

- Tài nguyên thiên nhiên :

+ Đất ferali ở miền đồi núi phía Tây chủ yếu là đất phong hóa từ đá vôi, đá phiến, mắcma núi lửa, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển rừng, đồng cỏ chăn nuôi, trồng cây công nghiệp (dài và ngắn ngày)....Ở đồng bằng đất phù sa có thể trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Diện tích rừng lớn (chỉ sau Tây nguyên) với nhiều loại gỗ quý (lim, lát, gụ, dẻ...), nhiều loài thú quý.

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, một số loại có giá trị kinh tế cao : quặng sắt (Hà Tĩnh), crom ( Thanh Hóa), thiếc, boxits, đá quý (Nghệ An), titan có mặt ở hầu hết khu vực ven biển của các tỉnh....

+Tài nguyên biển phong phú, vùng biển có điều kiện để phát triern kinh tế biển : giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác nuôi trồng thủy sản biển...

+ Địa hình đa dạng, nhiều hang động caxto, nhiều di tích lịch sử văn hóa là cơ sở để phát triển hoạt động du lịch ( PHong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế là hai di sản tự nhiên và văn hóa thế giới)

- Dân cư - lao động :

+ Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào.

+ Người lao động cần cù chịu khó

+ Có kinh nghiệm trong việc trinh phục thiên nhiên, phòng chống thiên tai (bão; lũ lụt, hạn hán...)

- Cơ sở vật chất :

+ Một số trung tâm công nghiệp, cảng biển, đầu mối giao thông đã được xây dựng ở phía Đông, vùng đồng bằng ven biển làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế : Thanh Hóa - Vinh - Đồng Hới - Huế

+ Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xây dựng trong tương lai gần sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của vùng.

b) Khó khăn

- Đây là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán, gió Lào, cát bay.

- Cơ sở hạ tầng còn nghèo, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở lãnh thổ phía Đông

- Trong chiến tranh, đây là vùng bị tàn phá nặng nề, hậu quả vẫn còn tồn tại.

- Lực lượng có tay nghề mỏng.

- Những khó khăn về tự nhiên, kinh tế- xã hội gây trở ngại cho việc thu hút đầu tư.

2. Phải đặt vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ vì các lí do sau :

- Phát huy hết các thế mạnh về tự nhiên của vùng, tạo cơ sở ban đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, tạo vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Góp phần tạo ra cơ cấu ngành kinh tế đa dạng, phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian lãnh thổ : đồi núi phía Tây, đồng bằng ven biển phía Đông và vùng biển rộng, giàu tiềm năng. Mỗi khu vực đều có thế mạnh riêng :

+ Núi phía Tây : thế mạnh về lâm nghiệp

+ Đồng bằng phía Đông : thế mạnh về trồng trọt cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Vùng đồi trước núi : chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày.

+ Vùng biển : phát triển tổng hợp kinh tế biển trong đó có : khai thác nuôi trồng thủy sản - hải sản, trồng rừng ngập mặn, phát triển du lịch.

- Sự kết hợp phát triển nông - lâm - ngư nghiệp sẽ là cơ sở để phát triển cả ba ngành :

+ Phát triển lâm nghiệp : vứa khai thác thế mạnh của tài nguyên rưng, vừa có tác dụng hạn chế xói mòn đất, giảm lũ lụt,ổn định mực nước ngầm, giảm tác hại của gió Tấy Nam khô nóng.

+ Trồng rừng phi lao ven biển giảm thiên tai do gió báo gây ra, đồng thời hạn chế sự di chuyển của các cồn cát di động lấn vào diện tích đất nông nghiệp.

+ Phát triển rừng ngập mặn ven biển, ngoài việc giữ phù sa còn tạo điều kiện cho các loài thủy sinh phát triển, thúc đẩy việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ.

Câu trả lời:

1. Phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam

a) Phân hóa lãnh thổ phía Bắc

- Khí hậu : Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C

+ Khí hậu trong năm có một mùa đông lạnh, tháng 1 nhiệt độ trung bình <18 độ C

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.

- Cảnh quan thiên nhiên :

+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa

+ Sự phân mùa nóng lạnh làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên

+ Trong rừng thành phàn loài thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt đới và ôn đới.

+ Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.

b) Phần lãnh thổ phía Nam

- Khí hậu : thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

+ Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25 độ C và không có tháng nào dưới 20 độ C

+ Có  hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14 độ B trở vào.

- Cảnh quan thiên nhiên :

+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

+ Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt  đới từ phương Nam

+ Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô.

+ Có nơi hình thành rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên.

+ Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo.

+ Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu.

2. Nguyên nhân :

- Góc nhập xạ phần lãnh thổ phía Nam lớn hơn phía Bắc.

- Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp đáng kể nhiệt độ miền Bắc vào mùa đông.

- Sự khác nhau về nền nhiệt độ và biên độ nhiệt độ làm cho khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự phân hóa giữa miền Bắc và miền Nam mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã.