Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 4
Điểm SP 5

Người theo dõi (1)

Linnguhoc

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

  Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp được thể hiện là sự phân bố công nghiệp nước ta ngày nay đã có nhiều tiến bộ nhưng
vẫn còn rất chênh lệch lớn giữa các vùng và vấn đề này được thể hiện như sau:

- Sự phân bố công nghiệp có nhiều tiến bộ như sau:
        + Trước đây (trước 1945) công nghiệp nước ta phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển, và trong các đô thị lớn là
để nhằm mục đích dễ dàng vơ vét các nguồn tài nguyên hải sản trở về chính quốc. Dễ bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt và cũng là để
trực tiếp phục vụ cho đời sống xa hoa, truỵ lạc của bọn thống trị.
        + Công nghiệp nước ta từ ngày hòa bình lập lại đến nay phát triển và phân bố ngày càng hợp lý hơn theo xu thế là các nhà
máy, xí nghiệp ngày càng được phân bố gần các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, không phân biệt giữa đồng bằng và
miền núi. Sự phát triển công nghiệp ngày càng theo xu thế tập trung hoá, chuyên môn hoá sâu và liên hợp hóa rộng để tạo thành
những khu công nghiệp lớn.
        + Từ năm 1975 đến nay thì công nghiệp cả nước được phát triển theo xu thế tăng dần giá trị sản lượng công nghiệp về các
tỉnh phía Nam trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước. Vì Việt Nam mới bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa mà lại có
nguồn tài nguyên, nguyên liệu khá phong phú đặc biệt có nguồn lao động tay nghề cao, cơ sở hạ tầng vững mạnh
        + Sự phân bố công nghiệp cả nước đang hình thầnh lên nhiều trung tâm công nghiệp lớn (khoảng 30 trung tâm công nghiệp
khác nhau) trong đó 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất là TPHCM, Hà Nội, nhiều cụm, nhiều khu công nghiệp có mối quan hệ thân
thiết như Hải Phòng - Quảng Ninh, TPHCM - Biên Hoà, đã hình thành 2 tam giác công nghiệp tăng trưởng đó là Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh và TPHCM - Biên Hoà - Vũng Tàu. Và từ 2 tam giác này hình thành 2 vùng công nghiệp tăng trưởng Đông
Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng và 2 vùng này chính là 2 vùng nòng cốt hình thành 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía
Nam cả nước.
        + Sự phân bố công nghiệp cả nước từ 1990 đến nay đã hình thành nên nhiều khu chế xuất có phương tiện kỹ thuật hiện đại
có sức thu hút nhiều nguồn vốn nước ngoài mà điển hình là khu chế xuất Nội Bài, Hải Phòng và Linh Chung - Tân Thuận.
        + Sự phân bố công nghiệp nước ta hiện nay đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư lớn và ưu tiên cho phát triển công
nghiệp ở Miền núi, Trung du, đặc biệt đối với các vùng sâu, vùng xa là để khai thác triệt để tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,
thực hiện công nghiệp hóa nông thôn Miền núi.

- Sự phân bố công nghiệp nước ta vẫn còn rất chênh lệch lớn giữa các vùng về quy mô, về khả năng, về giá trị sản lượng
công nghiệp.

       + Từ 77-95 nhìn chung các vùng kinh tế phía Bắc (1,2,3) đều có giá trị sản lượng công nghiệp giảm dần trong đó vùng có
tốc độ giảm nhanh nhất là đồng bằng Sông Hồng và trung du miền Núi phía Bắc.
       + Các vùng kinh tế phía Nam thì nhìn chung đều có giá trị sản lượng tăng dần mà vùng có tốc độ tăng nhanh nhất là ĐNB
sau đó đến ĐBSCL. Sự phát triển công nghiệp theo hướng trên là phù hợp với sự phát triển công nghiệp cả nước tăng dần tỷ trọng
công nghiệp về các tỉnh phía Nam...
       + Vùng kinh tế miền núi nước là trung du miền núi phía Bắc và T. Nguyên chỉ chiếm giá trị sản lượng 16% (1977) 58%
(1992) và 8,8% (1995), sự phát triển công nghiệp trung du miền núi chiếm tỷ trọng nhỏ lại có xu thế giảm dần trong tổng giá trị sản
lươngj công nghiệp cả nước => chứng tỏ công nghiệp ở miền núi trung du còn kém phát triển.
       + Ba vùng kinh tế miền trung (3,4,5) chỉ chiếm 13,8% (1977) 19,1% (1992) 11,3% (1995). Chứng tỏ dải công nghiệp miền
Trung vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ và lại có xu thế giảm trong tổng giá trị sản lươngj công nghiệp cả nước, như vậy sự phát triển công
nghiệp miền Trung cũng kém phát triển.
       + Ba vùng kinh tế Đồng bằng Sông Hồng, Đông nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 71,2% (1977) 76,8% (1992)
81,3% (1995) chứng tỏ sự phát triển công nghiệp cả nước hiện nay chỉ chủ yếu tập trung ở 3 vùng trên chính đó là ĐBSH, ĐNB và
các vùng phụ cận của nó.
      + Trên bảng ta thấy vùng luôn2 đạt giá trị cao nhất là ĐNB, vùng luôn2 đạt giá trị thấp nhất là Tây Nguyên. Hai vùng này
chênh nhau 27 lần (1977); 21,05 (1992); 37,1 lần (1995).
Qua đó ta thấy hiện nay bên cạnh những vùng phát triển cao như ĐNB lại có những vùng công nghiệp phát triển như, Tây
Nguyên.

Câu trả lời:

Dân số và nguồn lao động nước ta có những đặc điểm chính sau đây:
- Dân số nước ta đông vì tính đến năm 1999 nước ta đã có 76,3 tr người vì vậy hiện nay dân số nước đông thứ 2 ĐNá, thứ 7
ở Cá, và thứ 13 trên TG.

- Dân số nước ta đã và đang tiếp tục tăng nhanh: từ 1954 - 1980 dân số tăng gấp đôi mất 25 năm , chỉ = nửa thời gian dân
số tăng gấp đôi từ 1901- 1956. Riêng thập kỉ 79 - 89 dân số cả nước tăng được 11,7 tr người còn ở thập kỉ 89 - 99 dân số tăng
thêm 12 tr người tương đương với dân số của một nước có dân số trung bình trên TG. Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của
nước ta đang có xu thế giảm dần, nhưng tốc độ giảm vẫn còn rất chậm và giảm từ 2,13%/năm (79 - 89) xuống 1,7%/năm (89 - 99)
và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức trung bình và xấp xỉ cao trên toàn TG.

- Dân số nước ta nhiều dân tộc với tất cả khoảng 54 dân tộc khác trong đó người Kinh chiếm đa số là 86,2% còn lại 53 dân
tộc ít người. Các dân tộc VN có nền VH rất đa dạng và giàu bản sắc vì đều có nguồn gốc xuất phát từ 3 dòng ngôn ngữ khác Nam á,
Nam Đảo, Hán Tạng.

- Dân số nước ta phân bố không đều giữa miền núi trung du với đồng = trong đó 80% dân số tập trung ở đồng =; dân số
phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn trong đó cũng có khoảng 80% dân số tập trung ở nông thôn.                                                     Sự phân bố không đều này còn thể hiện ở trong nội bộ từng vùng, từng tỉnh. Sự phân bố dân số không đều như trên đã gây ra                                hậu quả nghiêm trọng là  các nguồn TNTN ở mọi miền đất nước đều cạn kiệt và suy thoái nhanh.

- Dân số nước ta rất trẻ vì có tới 41,2% tổng số dân là trẻ em, 50,5% là trong độ tuổi lao động mà trong nguồn lao động thì
có tới trên 70% là trẻ dưới 45 tuổi, khoảng 68% trẻ dưới 30 tuổi. Dân số trẻ, lao động trẻ không những là thị trường kích thích sản
xuất phát triển mà còn rất hấp dẫn với hợp tác đầu tư QT đồng thời còn là nguồn lực con người hùng hậu đối với phát triển kinh tế
và bảo vệ quốc phòng.

- Nguồn lao động nước ta rất dồi dào lại tăng nhanh với tốc độ gia tăng trung bình năm là 3%. Mặt khác nguồn lao động
nước ta vốn có bản chất cần cù, năng động, sáng tạo, khéo tay nhưng thực chất trình độ chuyên môn KT còn thấp, thiếu đội ngũ tay
nghề cao, thợ giỏi, thợ bậc cao và thiếu tác phong làm ăn CN.

- Nguồn lao động nước ta hiện nay vẫn chưa được sử dụng hợp lý giữa các khu vực sản xuất vật chất và khu vực phi vật
chất, giữa các thành phần kinh tế QD và ngoài QD. Trong đó lao động trong khu vực sản xuất vật chất chiếm 93% tổng nguồn lao
động, lao động trong N2 chiếm tới 74% và còn trong CN chỉ chiếm 13%. Còn lao động trong thành phần kinh tế QD giảm xuống chỉ
còn 9,5%.

- Việc sử dụng lao động ở nước ta hiện nay năng suất vẫn còn rất thấp kể cả trong CN và trong N2. Trong đó CN và N2 chưa
tạo ra việc làm đầy đủ cho người lao động. Tỉ lệ chưa có việc làm của cả nước ngày càng tăng nhanh ở cả nông thôn và thành thị. Tỉ
lệ chưa có việc làm cả nước vào 1989 là 5,8% (nông thôn là 4%, thành thị là 13,2%) đến 1997 cả nước lên tới 6,7% trong đó nông
thôn giảm xuống còn 1,9%, còn thành thị tăng lên 17,3%.