Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (1)

Phạm Ngọc Anh

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Con đường đến trường" - cái tên nghe sao quen quá. Chẳng phải ngày nào chún ta cũng dạo bước trên nó để đến trường hay sao? Vậy mà trong chúng ta, mấy ai đã quan tâm đến nó? Phải chăng vì nó đã quá quen. Bạn hãy thử, hãy thử một lần say ngắm. Chắc chắn bạn sẽ khẳng định rằng: nó có nhiều điểm thú vị vô cùng.

Con đường đi học của tôi dài, phẳng và uốn lượn quanh cao qua những khu phố, những cánh đồng. Đó là con đường mà mùa hè thì rợp mát bởi những bóng cây còn mùa đông thì ngạt ngào hoa sữa. Những bông hoa sữa nhỏ li ti đúng như những giọt sữa ai đó vô tình để rớt trên lá, trên cành. Vào cuối mùa thu, con đường còn rực rỡ một màu hoa điệp vàng óng ả. Những bông hoa xinh xắn ấy đã trở thành những kỷ niệm gắn bó suốt mấy năm học tiểu học của tôi.

Tôi nhớ lại mấy năm về trước khi con đường còn chưa được trải bê tông. Những hôm trời mưa, chúng tôi lội ì ọp qua những vũng nước màu đỏ gạch của con đường dải sỏi. Dù cẩn thận nhưng đến lớp đứa nào đứa nấy ít nhiều cũng bị vương vài nốt bẩn trên áo đỏ như son. Lâu ngày bị vương nhiều, áo giặt không sạch được thế là chúng tôi đành phải mặc những bộ đồng phục ố vàng.

 Nhưng bây giờ thì khác lắm rồi. Con đường đoạn thì được trải nhựa, những đoạn đi qua làng được trải bê tông. Cứ gọi là đi đến cửa lớp, chúng tôi vẫn không bẩn đến gót chân. Đường sạch bong. Những hôm vào mùa gặt đi trên rơm rạ, chỉ cần ngửi mùi rơm tôi đã thấy quê hương sao gần gũi và thân thuộc vô cùng.

Đi trên con đường vào mùa lúa trổ, chúng tôi vừa bước tung tăng chân sáo, vừa cảm nhận hương lúa thơm thoang thoảng bay từ hai phía cánh đồng. Tôi nhớ lần ấy thằng Hưng nói với tôi:

- Ước gì chúng mình chẳng bao giờ lớn lên thì hay nhỉ. Cứ thoả thích vui đùa rồi đi học chẳng phải lo nghĩ điều gì.

Hồi ấy tôi cho ý nghĩa của thằng Hưng thật nực cười nhưng bây giờ nghĩ lại, thấy nó nói cũng hay hay.

Kỷ niệm tuổi thơ tôi đã trôi qua êm đềm trên con đường đến trường thân thương ấy. Đi mãi thành quen, giờ đây tôi nhớ nó đến từng chỗ nhấp nhô, từng cây cột mốc thậm chí còn nhớ con đường được ghép bởi bao nhiêu tấm bê tông. Thế là hình như giờ đây tôi với con đường đã thành hai người bạn. Chỉ tiếc rằng đường chỉ âm thầm tận tuỵ, đường chẳng bao giờ tâm sự với tôi. 

Câu trả lời:

a. Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp

            - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đặc biệt là đất và khí hậu).

            - Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, sự phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn.

Ví dụ:

            - Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. Đây là cở sở hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và cây lương thực , thực phẩm ở đồng bằng.

            - Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phát triển nghề trồng lúa nước.

b. Nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó

            - Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.

            - Với việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nước ta.

            - Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối chính sách, đặc biệt là yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định hình thành các vùng nông nghiệp, khi nông nghiệp đã chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa. Điển hình như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

Câu trả lời:

a. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển.

            Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Dầu khí tập trung các bể trầm tích: Nam Côn Sơn , Cửu Long, Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng.

+  Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp.

+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng biển Nam Trung Bộ.

            - Tài nguyên hải sản:

+ Trong Biển Đông có tới trên 2.000 loài cá, trên 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

+ Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

            Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông thật sự đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.

b. Thiên tai.

- Bão:

+ Mỗi năm trung bình có 3 – 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta.

+ Gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là cư dân sống ở vùng ven biển nước ta.

- Sạt lở bờ biển : Hiện tượng sạt lở bờ biển  đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

- Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.

            Sử dụng hợp lý nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta.