Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Ninh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 26
Số lượng câu trả lời 728
Điểm GP 158
Điểm SP 1314

Người theo dõi (264)

Đức Triệu
Cao ngocduy Cao
Kevin Nguyễn
Mai Jue Bin

Đang theo dõi (70)

Vũ Hạ Linh
qwerty
Quang Duy
Huyền Trang

Câu trả lời:

I/MB:
Giới thiệu thể thơ lục bát: Một thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý Việt Nam.
II/TB:
* Các đặc điểm:
- Số câu, số tiếng: Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gầm hai câu: sáu tiếng và tám tiếng. Số câu không hạn định.
- Gieo vần: Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần. Tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau. Như thế, ngoài vần chân có cả ở hai câu sáu và tám, lại có cả vần lưng trong câu tám:

"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười."​

- Phối thanh: Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng. Nhưng trong câu tám, hai tiếng thứ sáu và thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu, hoặc ngược lại:

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."​

- Ngoại lệ: Thơ lục bát biến thể:
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thể thay đổi chút ít.

"Núi cao chi lắm ai ơi,
Núi che mặt trời chẳng mấy người thương."​

- Tác dụng của thơ lục bát: Thể thơ lục bát phản ánh những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt. Với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
III/KB: Vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.
Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến sự hoàn thiện với thiên tài Nguyễn Du, thể thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Tố Hữu, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Câu trả lời:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Câu trả lời:

Nhà thơ Chế Lan Viên có hai câu thơ rất nổi tiếng: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn! Hai câu thơ cho chúng ta thấy môi quan hệ gắn bó thắm thiết giữa người và mảnh đất quê hương thân thương. Cái chân lí phổ quát của đời sống con người ấy không phải chỉ có nhà thơ Chế Lan Viên mới chiêm nghiệm ra mà luôn tồn tại trong dòng máu, hơi thư của người dân Việt Nam chất phác, dung dị, thủy chung, sâu tình, nặng nghĩa. Thật vậy, đất nước Việt Nam ta xinh đẹp khiến mỗi khi xa cách, ai cũng nhớ nhung vời vợi. Mỗi khi nhắc đến hai tiếng “quê hương” thiêng liêng, trong lòng những người Việt xa quê chợt dâng lên niềm tự hào khó tả. Chính vì thế một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về bạn bè, người thân hỏi nơi nào đẹp nhất, người đó trả lời: “Không nơi nào đẹp bằng quê hương.” Đây là một câu trả lời chân thành, thể hiện niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Chúng ta hiểu rằng “đẹp” trong câu nói của người ấy không có nghĩa là “đẹp” do những kiến trúc tân kì, diễm lệ tạo nên. Cái “đẹp” ở đây chính là vẻ đẹp của tâm hồn; cái “đẹp” của tình yêu quê hương ngự trị trong lòng của mỗi người Việt Nam “chân lấm tay bùn”, cần cù, chịu thương, chịu khó. Câu trả lời của người ấy gợi cho chúng ta thêm nhiều suy nghĩ. Một con người không thấy quê hương mình đẹp thì người đó không phải là người yêu quê hương. Quê hương Việt Nam ta đẹp lắm. Đẹp làm sao những hàng dừa soi mình bên những dòng sông quanh co, uốn khúc, những lũy tre làng rì rào trong gió. Đẹp làm sao những ánh trăng vàng óng ả khi mùa lúa chín, những giọt sương khuya ướt đọng giàn bầu! Đẹp làm sao dáng mẹ hiền đứng bên mái hiên nhà trông ngóng khi những đứa con đi xa!... Những vẻ đẹp ấy được nhân dân ta truyền lại cho đời sau qua những làn điệu ca dao, dân ca mộc mạc, trữ tình. Ai là người Việt Nam cũng đều quen thuộc với khúc hát tâm tình sau: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước hển đường hôm nao. Khúc hát ngọt ngào ấy cất lên từ nỗi nhớ da diết của một người xa xứ nghe thật cảm động. Ai đi xa mà chẳng nhớ quê hương? Nhưng nỗi nhớ của mỗi người đậm nhạt khác nhau. Anh trai làng nhớ hai món ăn bình dị, dân dã: “canh rau muông”, “cà dầm tương”. Anh không quên những người lao động nghèo khổ, lam lũ quanh năm, “dãi nắng dầm sương” để đem lại cho đời những hạt gạo trắng ngần. Ngoài ra, anh còn nhớ đau đáu hình ảnh ai đó “tát nước bên đàng” trong khoảng thời gian cách đây không xa. Chắc có lẽ đó là hình ảnh cô gái nết na, siêng năng, cần mẫn ở làng anh. Cô gái này chúng ta gặp trong hai câu ca dao: Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. Tuy quê hương anh không có những món cao lương mĩ vị, không có những phương tiện máy móc hiện đại để làm nghề nông, nhưng nơi đó vẫn hiện lên thật tươi đẹp, một vẻ đẹp đơn sơ, dân dã làm rung động lòng người, làm rơi nước mắt những người dân Việt Nam sông ở phương trời xa mỗi khi nghĩ về quê hương. Trên đây là tình cảm của anh trai làng xa quê hương. Còn với cô gái quê thì sao? Chúng ta hãy nghe câu ca dao: Ai về Giồng Dứa qua trông Gió lay bông sậy, bỏ buồn cho em. Chắc có lẽ cô gái vì hoàn cảnh đặc biệt phải rời quê hương sinh sống ở một nơi khá xa nên nỗi nhớ cảnh và người nơi quê xưa thật da diết cháy bỏng. Nhìn bông sậy lay động bởi cơn gió nhẹ, cô bỗng chạnh lòng. Thật ra, sậy là chỉ một loại cây hoang dại hay làm bạn với lau, lách, cũng như một số cỏ cây khác, ít có giá trị kinh tế, nhưng nó tượng trưng cho nhừng gì quen thuộc nhất nơi quê cũ của cô. Câu ca dao cho chúng ta thấy tâm hồn của cô gái quê ấy vô cùng đẹp đẽ, ân tình và thủy chung. Ca dao cũng thể hiện niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước gắn liền với lòng kính yêu lãnh tụ vĩ đại của dân tộc: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Người Việt Nam nào mà không biết vùng “Đồng Tháp Mười cò bay thắng cánh” nổi tiếng bởi vẻ đẹp tuyệt vời của những đóa hoa sen thơm ngát. Sen là bậc đế vương của các loài hoa đồng cỏ nội ở Tháp Mười. Câu ca dao vừa giản dị, vừa mộc mạc, vừa thể hiện được môi quan hệ biện chứng, logic giữa vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và đất nước. Câu ca dao ấy là viên ngọc quý trong tiếng nói trong trẻo, hồn nhiên của chúng ta. Chúng ta hãy tự hào và yêu quý vẻ đẹp của quê hương cũng như ta tự hào và yêu thương mẹ đẻ của mình vậy. Bởi lẽ: Quê hương mỗi người chỉ một Như là chi môt mẹ thôi.