HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Ở một loài, có 2 thứ cây thấp thuần chủng nguồn gốc khác nhau gọi là cây thấp 1 và cây thấp 2.
TN1: cho cây thấp 1 giao phấn với cây cao thuần chủng được F1-1 có kiểu hình cây cao. Cho F1-1 tự thụ phấn được F2-1 phân li theo tỷ lệ 3 cây cao : 1 cây thấp.
TN2: cho cây thấp 2 giao phấn với cây cao thuần chủng được F1-2 có kiểu hình cây cao. Cho F1-2 tự thụ phấn được F2-2 phân li theo tỷ lệ 3 cây cao : 1 cây.
TN3: cho cây thấp 1 và cây thấp 2 giao phấn với nhau, thu được F1-3 toàn cây cao, cho F1-3 tự thụ, thu được F2-3 phân li theo tỷ lệ 9 cây cao : 7 cây thấp. Cho các kết luận sau:
I. Giả sử A-B-: cao; A-bb+ aaB- + aabb: thấp thì kiểu gen của cây thấp 1 là Aabb.
II. Giả sử A-B-: cao; A-bb+ aaB- + aabb: thấp thì kiểu gen của cây thấp 2 là aaBB.
III. Trong số các cây thấp F2 thu được từ thí nghiệm 3 thì tỉ lệ cây thấp đồng hợp là 3/7.
IV. Trong số các cây cao F2 thu được từ thí nghiệm 2 thì tỉ lệ cây cao dị hợp là 2/3.
Số kết luận có nội dung đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hình bên dưới mô tả về các biện pháp sàng lọc trước sinh ở người. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng.
I. Đây là hai hình thức xét nghiệm trước sinh phổ biến: chọc dò dịch ối - hình (a) và sinh thiết tua nhau thai - hình (b).
II. Xét nghiệm trước sinh nhằm mục đích kiểm tra sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh.
III. Bệnh Đao có thể phát hiện bằng hình thức phân tích hoá sinh tế bào của hai loại xét nghiệm này.
IV. Cả hai hình thức xét nghiệm trước sinh này không thể phát hiện được bệnh pheninketo niệu vì bệnh này do đột biến gen.
V. Chẩn đoán trước sinh nếu phát hiện thai nhi bị đột biến có thể ngưng thai kì vào lúc thích hợp giúp giảm thiểu sinh ra nhũng đứa trẻ tật nguyền.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1