C1:
Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta bị suy giảm vì :
- Chủ yếu là do con người
- Do săn bắn trái phép
- Phá hủy thiên nhiên , chặt cây lấy gỗ , đốt rừng để tăng diện đất nông nghiệp
- Khai thác đất, rừng trái phép
- Quản lý kém
- Ngoài ra còn do chiến tranh và thiên tai
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật:
- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia.
- Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi các loài sinh vật.
- Trồng cây, gây rừng.
C2:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, đa dạng:
+ Là miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đá (Quảng Ninh) với trữ lượng và chất lượng hàng đầu Đông Nam Á), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), thủy ngân (Hà Giang); đá vôi, đất sét... có ở nhiều nơi.
+ Nguồn năng lượng thủy điện giàu nhất nước ta: tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (11 nghìn MW). Các nhà máy thủy điện lớn là: thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW) với công suất lớn nhất cả nước; thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920 MW)...
+ Có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng: vịnh Hạ Long, bãi lắm Trà cổ, núi Mẫu Sơn, hồ Ba Bể; các vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì...Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
+ Tài nguyên rừng khá giàu có với nhiều loại gỗ quý, cây thuốc, các loài chim thú.
+ Vùng biển phía Đông Nam với ngư trường lớn (Hải Phòng - Quảng Ninh) mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào, phát triển giao thông biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển (cát ở Quảng Ninh).
+ Tài nguyên khí hậu và đất: địa hình miền núi thấp với đất feralit màu mỡ, khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh thuận lợi cho canh tác cây chè, quế, hồi, thảo quả, cây ăn quả...; chăn thả gia súc (trâu, bò).
- Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền:
+ Trồng và bảo vệ rừng, chống xói mòn đất.
+ Bảo vệ môi trường biển trong lành.
+ Khai thác tài nguyên phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.