Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Phú Thọ , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 64
Điểm GP 17
Điểm SP 16

Người theo dõi (1)

HOÀNG HÀ MY

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

c

Câu trả lời:

1. Mở bài

Giới thiệu chủ nghĩa nhân đạo qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) của Đặng Trần Côn - Bản dịch của Đoàn Thị Điểm

2. Thân bài

- Khái niệm giá trị nhân đạo.

- Giá trị nhân đạo trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trước hết được thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi nhớ mong của người con gái chờ chồng nơi phương xa.

 4 câu đầu: Sự mong ngóng, đợi chờ trong vô vọng của người chinh phụCâu 5 đến câu 8: Nhận ra không ai để mình có thể chia sẻ nỗi buồn, sự đau khổ càng tăng lên. Cực tả nỗi cô đơn trong tình cảnh lẻ loi.Câu 9 đến câu 12: Nỗi buồn nổi bật lên trên nền của không gian và thời gianCâu 13 đến câu 16: Người chinh phụ gắng tìm cách vượt ra khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn, nhưng rốt cuộc vẫn không thoát nổi.

- Giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được thể hiện ở tiếng nói cảm thương cho tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ gửi tới chồng ở miền xa.

Câu 17 đến câu 20: Nỗi nhớ mong muốn được nhắn gửi, nhưng lại xa vời vì khoảng cáchCâu 21 đến câu 24: Chinh phụ nhìn cảnh vật bằng đôi mắt chất chứa buồn thương nên thấy bất cứ cái gì cũng gợi dậy bao nỗi đoạn trường.Câu 25 đến câu 28: Tất cả những hình ảnh, âm thanh như đang xoáy sâu vào tâm hồn, ăn mòn tâm trí của chinh phụ.

- Nhà thơ còn bộc lộ sự nhân văn của mình thông qua việc trân trọng, đồng tính với khát vọng được hưởng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.

Thủ pháp trùng điệp liên hoàn tạo ra những hình ảnh lồng xoáy vào nhau, những lớp hình ảnh giao hòa.Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã đạt đến mức điêu luyện.Những khao khát thầm kín và mãnh liệt của người chinh phụ – đó cũng là những khát vọng trần thế và nhân bản của con người.

- Qua tất cả những sự đồng cảm ấy, tác giả đã lên án chiến tranh phi nghĩa, chia cắt đôi vợ chồng chinh phu - chinh phụ.

- Nghệ thuật của đoạn trích.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”, và đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Câu trả lời:

Sẽ có rất nhiều người băn khoăn, tại sao chúng ta phải đi học ?

Chúng ta đi học để làm gì ? 

Những kiến thức ở nhà trường có phải lúc nào cũng dùng đến đâu ?

Có khi nào đi làm người ta hỏi giải phương trình bậc 2 đâu mà học ?

Có nhiều người có học hành gì đâu tại sao người ta vẫn giàu có và thành đạt ?

 

Hãy thử hỏi cha mẹ, tại những câu như vậy, và câu trả lời thường là :

- Không đi học thì con làm được trò trống gì.

- Hay sao mày lại có những suy nghĩ vớ vẩn như thế, trẻ thì phải lo mà học đi không suy nghĩ linh tinh.

- Không đi học thì ở nhà làm ruộng nhé.

- Đi học sau này cố gắng đi làm để có một cuộc sống ổn định.

- Hay học để xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, sánh vai cùng cường quốc năm châu (xa vời quá).

 

Thường là những câu trả lời như vậy khiến ta không phục nhưng mà rốt cục lại ta vẫn phải đi học. Và trong đầu thi thoảng vẫn lăn tăn. Mình đi học làm cái gì nhỉ ? Những cái bằng tốt nghiệp có ý nghĩa gì đối với cuộc đời mình ? Trong khi thời buổi này bằng cũng cần thật, nhưng người ta cũng bắt đầu cần đến năng lực thật sự không quá coi trọng bằng cấp.

 

Vậy tại sao người ta vẫn phải đi học :

 

Học để thưởng thức cuộc sống. Cuộc sống ngày càng phát triển, kiến thức thường thức ngày càng nhiều, quá trình học dưới ghế nhà trường chính là điều kiện rất tốt để bạn hiểu biết rất nhiều cuộc sống. Môi trường học sinh, sinh viên là nơi ta giao lưu rất tốt để có thể biết được nhiều hơn, học nhiều hơn. Nó hiệu quả hơn rất nhiều so với bạn nghiên cứu qua sách báo, Internet, hay đài báo tivi.

 

Học để rèn luyện trí não : Tại sao chúng ta phải làm bài tập, tại sao thầy giáo hay đưa ra các bài toán khó, ngoài đời chả ai gặp nhau bằng cách : " Hello, phương trình bậc 2 này có mấy nghiệm cả" :)). Đó thật ra là cách thức để rèn luyện trí não, tập nhớ, tập tìm phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu bạn tư duy theo cách này thì việc học tập sẽ đỡ nhàm chán hơn rất nhiều.

 

Học để được xã hội công nhận. Lại nói về bằng cấp, tại sao chúng ta lại nể những người có học vị cao. Tất nhiên người ta có thể có học vị cao không phải bằng con đường học hành, nhưng những người có học vị cao xứng đáng được xã hội nể trọng bởi những cố gắng của họ. Còn những người không phải đi bằng con đường học hành thì sẽ bị khinh bỉ. Bởi vì bằng cấp là một chứng nhận cho chúng ta vì những cố gắng của bản thân ta trong quá trình rèn luyện, nó đánh dấu những mốc lớn của cuộc đời. Nó thể hiện, ghi lại những cố gắng, phấn đấu, nghị lực của chúng ta. Đừng ai nói với tôi rằng không hề tự hào khi cầm trong tay một tấm bằng khen vì thành tích xuất sắc trong học tập, kể cả bạn mua nó bằng tiền.

 

Học để sống lâu hơn. Chúng ta được như ngày nay vượt xa tổ tiên cũng chúng ta là nhờ có lao động trí tuệ. Thực tế cho thấy những người lao động trí tuệ thường xuyên có tuổi thọ cao hơn những người lao động chân tay.

 

Điều cuối cùng, học để biết rằng ta phải học rất nhiều. Học dưới mái trường xong cũng mới chỉ là sự khởi đầu của quá trình học tập, tất cả các vấn đề chỉ mới ở dạng gợi mở. Chúng ta còn phải cố gắng trong suốt cả cuộc đời. Có những kiến thức chúng ngày nay có được như một sự tất nhiên thì đã có người vì nó mà hi sinh cả tính mạng của mình. Hãy trân trọng những kiến thức đó. Hãy cố gắng học thật nhiều để biết rằng ta vẫn là con ếch ngồi trong đáy giếng, trừ khi bạn chấp nhận ngồi trong đáy giếng không bao giờ đi ra ngoài.