Câu 1: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam?
A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.
B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.
C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mà khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài.
D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài.
Câu 2: Đâu là căn cứ để xác định công dân của một nước?
A. Màu da. B. Mái tóc. C. Giọng nói. D. Quốc tịch.
Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
A. Hưng chăm học các môn yêu thích, còn các môn khác chỉ học đối phó.
B. Hà học giỏi nhưng không muốn tham gia các hoạt động trong nhà trường.
C. Hân học giỏi nhưng thỉnh thoảng lại vi phạm nội quy nhà trường.
D.Vân tích cực học tập trên lớp và làm bài tập đầy đủ và ở nhà.
Câu 4: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện quyền trẻ em?
A. Bắt trẻ em bỏ học để đi lao động kiếm tiền.
B. Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nhân ngày quốc tế 1/6.
C. Lôi kéo trẻ em tham gia các tệ nạn xã hội.
D. Giam giữ ngược đãi trẻ em.
Câu 5: Việc làm nào sau đây chưa thực hiện đúng trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái?
A. Luôn yêu thương, chăm sóc.
B. Tạo điều kiện để con được phát triển bản thân.
C. Thường xuyên quan tâm, nhắc nhở con học tập.
D. Đi làm xa, giao hết việc nuôi con cho ông bà.
Câu 6: Có mấy nhóm quyền trẻ em?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Việc làm nào sau đây không thể hiện đúng bổn phận của trẻ em đối với nhà trường.
A. Lễ phép với thầy cô giáo.
B. Đi học đúng giờ.
C. Hay nói chuyện trong giờ học.
D. Thực hiện tốt nội quy.
Câu 8: Trẻ em hôm nay sẽ là gì của ngày mai?
A. Thế giới. B. Bầu trời. C. Mơ ước. D. Đỉnh cao.
Câu 9: Trẻ em bị bỏ rơi, bị xâm hại là vi phạm nhóm quyền nào của trẻ em?
A. Sống còn. B. Bảo vệ. C. Phát triển. D. Tham gia.
Câu 10: Quyền công dân không tách rời gì của công dân?
A. Nghĩa vụ. B. Tài sản. D. Nghề nghiệp. D. Uy tín.