ố Hữu khi viết về người mẹ, ông viết bằng tấm lòng thương yêu, kính trọng, ngợi ca. Bài thơ “Mẹ Tơm” cũng được tác giả viết với dòng cảm xúc cao quý ấy và gửi gắm lòng biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày vượt ngục. Từ xúc cảm cụ thể, bài thơ vươn lên triết lí, để cao đạo lí ân nghĩa của dân tộc.
Mẹ Tơm chính là người cưu mang giúp đỡ nhà thơ hay cũng chính là những anh chiến sĩ, Đảng ta. Mẹ nấu cơm cho cán bộ Đảng ăn mà không sợ kẻ thù biết:
“Con đã về đây, ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy
Không sợ tù gông, chấp súng gươm”
Tác giả như vui sướng khi trong lòng nghĩ reo lên khi gặp người mẹ anh hùng ấy. Chính mẹ là người đã không sợ những đe dọa và ác độc của quân thù. Mẹ chỉ là một người phụ nữ chân yếu tay mềm thế nhưng trái tim mẹ được đúc bằng thép để cho mọi sự tàn ác kia chỉ như gió thoảng bên tai mà thôi. Mẹ vẫn dành những phần cơm cho chiến sĩ cán bộ Đảng mà không hề sợ súng gươm quân thù.
Không chỉ thế người mẹ anh hùng ấy còn là một người yêu thương những cán bộ Đảng như chính con ruột của mình, căm thù bọn Tây Nhật:
“Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật
Buồng Mẹ – buồng tim – giấu chúng con
Đêm đêm chó sủa… Làng bên động?
Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…”
Chính vì thương người cộng sản và căm thù bọn cướp nước cho nên người m