Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Trần Dung

“Ăn ngô là phải ăn thong thả, từng hạt một, nhấm nháp cẩn thận để nghe cái thú sữa ngô thấm đượm vào môi, vào lưỡi mình. Đặt môi lên bắp, ta có cái cảm giác ấm áp mà lại dịu dàng như môi đặt lên môi cùng hòa một nhịp thở chung tình vậy. Nhưng ngô rang thì không thế; ngô rang là một người đẹp ác liệt trong khi ngô luộc là một cô gái nhu mì; ngô nướng có duyên thầm lẩn bên trong thì duyên của ngô rang bong cả ra ngoài.” (Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng) Câu 16: Phong cách ngôn ngữ của văn bản là: A. chính luận. B. sinh hoạt. C. nghệ thuật. D. báo chí. Câu 17: Từ “duyên” trong đoạn văn trên có nghĩa gì? A. Nét đẹp. B. Sự gặp gỡ. C. Số phận. D. Nguyên cớ. Câu 18: Trong câu “Ăn ngô là phải ăn thong thả, từng hạt một, nhấm nháp cẩn thận để nghe cái thú sữa ngô thấm đượm vào môi, vào lưỡi mình”, từ nào được dùng theo lối chuyển đổi cảm giác? A. Ăn. B. Nhấm nháp. C. Thong thả. D. Nghe. Câu 19: “...ngô rang là một người đẹp ác liệt trong khi ngô luộc là một cô gái nhu mì”. Trong câu văn này, tác giả miêu tả các loại ngô bằng thủ pháp nào? A. Hoán dụ. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Nói quá. Câu 20: Mục đích chính của việc so sánh ngô luộc và ngô rang trong đoạn văn trên là A. chỉ ra sự tương đồng giữa hai loại ngô. B. chỉ ra sự khác biệt của hai loại ngô. C. khẳng định sự ưu trội của ngô rang. D. khẳng định sự ưu trội của ngô luộc.