Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 8
Điểm GP 1
Điểm SP 2

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

1. Bảo vệ môi trường nước

- Thực trạng khai thác:

+ Nguồn cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất: sông và nước ngầm (88%), hồ (12%).

+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng nhiều nước nhất (>60% tổng lượng nước ngọt hàng năm được sử dụng).

+ Do khai thác nguồn nước quá mức, hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt,… => ô nhiễm môi trường nước.

- Biện pháp bảo vệ:

+ Ban hành các quy ước về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng.

+ Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.

+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.

+ Nâng cao ý thức của người dân,…

2. Bảo vệ môi trường không khí

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí: do hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.

- Biện pháp bảo vệ:

+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.

+ Làm sạch khí thải các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.

+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở thành phố, sử dụng xe ô tô đạt tiêu chuẩn khí thải của châu Âu.

+ Phát triển nông nghiệp sinh thái.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí.

3. Bảo vệ đa dạng sinh học

- Vai trò:

+ Rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học và cung cấp gỗ cho sản xuất giấy, đồ dân dụng,…

+ Nguồn lợi sinh vật biển đa dạng thúc đẩy sự phát triển ngành thủy sản ở châu Âu.

- Nguyên nhân suy giảm:

+ Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên.

+ Vấn đề ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu,…

- Biện pháp bảo vệ:

+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Áp dụng nghiêm ngặt các quy định trong đánh bắt thủy sản.

+ Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ.

+ Xây dựng vành đai xanh quanh khu vực đô thị.

+ Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,…

Câu trả lời:

Trình bày những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước?
Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin - một tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.
Năm 1917. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận anh
hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của-Nguyễn Tất Thành ci.m có những biến chuyển.
Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.

Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? 

- Bác chọn 1 con đường tới Phương Tây nơi có nền kinh tế khoa học tiên tiến , có tư tưởng tự do bình đăng bắc ái 

- ở đó Bác gặp Lê-nin => tìm ra con đường cứu nước , con đường cách mạng vô sản