Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào
chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa lại càng tươi dịu.
Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt
trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang. Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng
rực lên như Tết nhà nhà đến đều dán câu đối đỏ.
(Trích Hoa học trò, Xuân Diệu
Tiếng Việt 4, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Cụm từ “bình minh của hoa phượng” trong đoạn văn được hiểu là:
A. Hình ảnh hoa phượng vào mỗi buổi sớm mai, khi bình minh ló rạng.
B. Những bông hoa phượng đầu mùa, mới chớm nở.
C. Những bông hoa phượng mang màu đỏ hồng của ánh bình minh.
D. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến.
Câu 2: Hoa phượng thay đổi như thế nào khi hè sang?
A. Hoa phượng trở nên tươi non, mát dịu.
B. Hoa hòa nhịp với ánh mặt trời, chuyển sang sắc đỏ.
C. Hoa nở khắp thành phố, khắp mọi nhà chào đón Tết về.
D. Hoa nở nhiều, màu hoa đậm hơn.
Câu 3: Chủ ngữ trong câu văn: “Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết
nhà nhà đều dán câu đối đỏ.” Là:
A. Khắp thành phố
B. Khắp thành phố bỗng rực lên
C. Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết.
D. Nhà nhà
Câu 4: Đoạn văn trên có mấy quan hệ từ?
A. Bốn B. Năm C. Sáu D. Bảy
PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Bài 1: (1,0 điểm) Cho dãy từ: Đơn giản, hòn đá, chậm chạp, kiêu căng, cú
đá, sân bay, lề mề, cầu kì, đấu đá, khiêm nhường, phi trường.
Tìm trong những từ in đậm bên trên:
- Các từ đồng nghĩa:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
- Các từ trái nghĩa:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
- Các từ đồng âm:
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
- Các từ nhiều nghĩa:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Bài 2: (1,0 điểm) Phân tích thành phần câu của các câu sau đây và cho
biết câu đó là kiểu câu gì xét theo cấu tạo.
a. Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn
nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ.
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
b. Mùi thơm huyền diệu đó hòa với mùi hương của đất ruộng cày vỡ ra, mùi
đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nằng, mùi mạ non lên sớm
xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước
đưa lên.
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Bài 3. (2,0 điểm) Cho đoạn thơ sau:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
a. Theo em, tại sao tác giả lại khẳng định những câu chuyện cổ giúp “nhận
mặt cha ông của mình”?