Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Kết thúc một năm học tập và làm việc vất vả, gia đình em đã tổ chức một chuyến du lịch vào kì nghỉ hè tại vùng Cao Nguyên đất đỏ ở Buôn Mê Thuột. Cả đoàn du lịch gồm rất đông, nên phải thuê một chiếc xe ô tô mười sáu chỗ ngồi. Đó là một chuyến du lịch thú vị đầy ấn tượng khiến em nhớ mãi và không bao giờ quên được. Đúng sáu giờ sáng ngày chủ nhật thì xe xuất phát. Ngồi trên xe, em cùng một vài bạn nhỏ trò chuyện, hát hò rất vui vẻ. Còn chiếc xe lao vun vút qua những rừng cây núi, đồi, cánh đồng.

Đến nơi, em cùng mọi người đi tham quan thác “trinh nữ” thác “prây sáp”. Quanh đường đi cây cối rủ xuống những tảng đá lớn đủ hình thù. Nước từ trên đỉnh cao ào ào đổ xuống, tung trắng xóa mờ mờ như mưa bụi. Chúng em chụp hình rất đẹp. Em còn được đi thăm bản Đôn – ở đây có những cây cầu khỉ rập rềnh muốn té. Điều thú vị nhất là được ngồi trên lưng những chú voi khổng lồ đang đi lội suối nước chảy róc rách, trong veo.

Chiều đến, mọi người cùng nhau quây quần ăn cơm lam, thơm lừng mùi lúa mới, bên đống lửa trại sáng rực cả một vùng núi đồi. Ngày hôm sau, em được đi thăm thác thủy điện. Dọc đường đi, em thấy hoa ban nở trắng cùng bông lau sậy, vươn cao trông rất đẹp. Thời gian trôi qua thật nhanh, ba ngày ở Buôn Mê Thuột đã hết. Em cùng mọi người lại phải trở về thành phố tấp nập. Sau chuyến du lịch này, em càng yêu thương đất nước của mình hơn. Em hứa sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan để sau này xây dựng đất nước.

Phần I/ Đọc – hiểu

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều. Sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những mối quan hệ của doanh nhân cũng sẽ trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành, những điều giá trị hơn trong cuộc sống; sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những điểm số, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao; sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã… Thói quen thiếu trung thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên. (…) Chính vì vậy, mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kỹ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả.”

(Trích Thắp ngọn đuốc xanh -  Nhóm tác giả Nguyễn Thành Thân, Nguyễn Hoàng Sơn, Lương Dũng Nhân – NXB Trẻ, 2018, Tr 96,97)

Câu 1:  Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản gì?

A.                Văn bản nghị luận

B.                 Truyện ngắn

C.                 Truyền thuyết

D.                Thần thoại

Câu 2: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

A.                Biểu cảm

B.                 Miêu tả

C.                 Tự sự

D.                Nghị luận

Câu 3: Để tăng thêm tính thuyết phục cho ý kiến đưa ra là: “Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều” tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào? Để trả lời câu hỏi em hãy điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào các thông tin bên dưới.

A. Sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những mối quan hệ của doanh nhân cũng sẽ trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành, những điều giá trị hơn trong cuộc sống

 

 

B. Sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những điểm số, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao

 

 

 

C. Sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã

 

 

D. Thói quen thiếu trung thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên

 

 

E. Chính vì vậy, mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kỹ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả.”

 

 

Câu 4:  Công dụng của dấu chấm phẩy có trong đoạn văn trên là gì?

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 5: Công dụng của dấu ngoặc kép có trong đoạn văn trên là gì?

A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu tên văn bản, tờ báo, tập san

C. Đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa không thông thường

D. Hai đáp án A, C đều đúng

Câu 6: Trong những từ dưới đây từ nào là từ mượn Hán Việt

A. xung quanh

B. cuộc sống

C. doanh nhân

D. điểm cao

Câu 7: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 8: Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung phần in đậm.

            Một trong những đức tính tốt đẹp của con người đó là lòng trung thực.”

Câu 9: Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta những thông điệp gì?

Phần II/ Tạo lập văn bản

Câu 10:

            Mỗi chuyến đi mà chúng ta đã trải qua đều để lại những bài học, ý nghĩa riêng. Trong hành trình trưởng thành của mình, chắc hẳn các em đã may mắn được trải nghiệm nhiều chuyến đi. Em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đáng nhớ nhất đối với em.

I. Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: (6.0 điểm)

“Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia “đau với nỗi đau của người khác”… Và lòng nhân ái của các em Trường Quốc tế Global đã được hình thành như thế […].

Lòng nhân ái là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường Global và thực tế, lòng nhân ái rất cần trong đời sống; đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”

(Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015).

Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.

Câu 1.  Phương  thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A.                Miêu tả                        B. Tự sự                C. Biểu cảm         D. Nghị luận

Câu 2. Theo tác giả bài viết, lòng nhân ái của các em trường Quốc tế Global được hình thành từ đâu?

A. Các em khi sinh ra đã có sẵn lòng nhân ái.

B. Các em được di truyền từ cha mẹ của mình.

C. Được tạo lập thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, chia sẻ,….

D. Tất cả đáp án đều sai.

Câu 3. Trong mục tiêu giáo dục của trường Global, lòng nhân ái nằm ở vị trí nào?

A. Là mục tiêu số 1.                 

B. Là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện. 

C. Là mục tiêu sau cùng.

D. Chưa nằm trong mục tiêu giáo dục của trường.

Câu 4. Từ nào sau đây là từ mượn?

A. Phát triển                                            C. Từ thiện          

B. Ưu tú                                                   D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5. Chỉ ra công dụng của dấu chấm phẩy trong câu sau: “Lòng nhân ái là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường Global và thực tế, lòng nhân ái rất cần trong đời sống; đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người.”

A.                Dấu chấm phẩy để ngắt các vế trong câu.                         

B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.  

C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.              

D. Tất cả đều sai.

Câu 6. Chỉ ra từ Hán Việt biểu đạt cho ý nghĩa: Chỉ những người có năng lực và phẩm chất tốt đẹp, được mọi người tôn trọng và đánh giá cao.

A. Ưu tú                      B. Hiền hậu              C. Cộng đồng                   D. Phát triển

Câu 7: Từ nội dung của văn bản, hãy nêu một số hoạt động, phong trào đã từng tham gia ở trường em?

Câu 8: Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên? (trả lời từ 3- 5 câu).

Câu 9: Cấu trúc của câu sau có gì đặc biệt? Việc lựa chọn cấu trúc câu như vậy có tác dụng gì trong câu?

        Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.

                                                                  (Trích Tuổi thơ tôi, Nguyễn Nhật Ánh)

II. Viết (4.0 điểm).

                     Viết bài văn suy nghĩ về hiện tượng nghiện trò chơi điện tử của các bạn học sinh

I .ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

DỰA VÀO BẢN THÂN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”.

“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò thì không nhanh”- Mẹ nói.

“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không cần đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?” 

“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.

“Nhưng em giun đất cũng không có xương và cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.

Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng không che chở chúng ta”.

“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!- Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”

                                                                                  (Theo “Sống đẹp Xitrum.net”)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1.  Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất                                                  

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba                                                      

D. Kết hợp nhiều ngôi kể

Câu 2. Vì sao chị sâu róm không phải mang chiếc bình vừa nặng vừa cứng?

A. Vì chị có xương và bò rất nhanh

B. Vì chị biến thành bướm

C. Vì lòng đất sẽ bảo vệ chị                               

D. Vì chị giống ốc sên

Câu 3. Từ “ bò” trong câu “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanhlà từ đồng âm đúng hay sai?

     A. Đúng                     

     B. Sai

Câu 4. Ý nào không đúng khi nói về lí do Ốc sên khóc?

A. Cảm thấy mệt vì phải mang cái bình vừa nặng vừa cứng.    

B. Cảm thấy mình đáng thương, không được ai che chở.

C. Cảm thấy sâu róm và giun đất may mắn hơn mình.

D. Cảm thấy mình thật vô dụng, không được tích sự gì.

Câu 5. Trong các từ sau, từ nào là từ Hán Việt?

A.                                                                                                                                                         bảo vệ

B.                                                                                                                                                         Ốc sên

C. bật khóc

D. cái bình.

 

Câu 6. Ốc sên mẹ đã khuyên con phải như thế nào?

C.                                                                                                                                                         Phải dựa vào trời đất.

D.                                                                                                                                                         Phải dựa vào người mẹ.

C. Phải dựa vào sâu róm và giun đất.

D. Phải dựa vào chính mình.

Câu 7: Câu văn: “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò thì không nhanh. sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ có tác dụng gì?

Câu 8. Bài học được rút ra từ câu chuyện trên là gì?

Câu 9. Từ lời khuyên của Ốc sên mẹ ở cuối văn bản, em sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống của mình?

II. VIẾT ( 4.0 điểm)

    Viết bài văn, suy nghĩ về hiện tượng bắt nạt trong trường học

 

   Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em, mà minh chứng cụ thể đầu tiên là hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biển, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Nói cách khácthực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ chính ý thức kém của một bộ phận người dân. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn ở các bãi biển tự nhiên. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Bạn có biết rằng Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương hàng năm lên đến 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines.

                                                                                                                        (Nguồn internet)

A.                Phần trắc nghiệm:        

Câu 1:Văn bản trên thuộc thể loại nào ?

A. Truyện

B. Văn bản thông tin

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 2: Nghĩa của từ “môi trường” là:

A. Tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người.

B. Nơi sinh sống của con người.

C. Nơi sinh sống của các loài vật.

D. Nơi sinh sống của con người và muôn loài.

Câu 3: Trong các từ sau, từ nào được mượn của ngôn ngữ châu Âu?

A. Khẩu hiệu

B. Nylon

C. Tấm biển

D. Đại dương

Câu 4: Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm:

A. 5%           B. 6%          C. 7%               D. 8%

Câu 5: Câu “Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường” có mấy thành phần vị ngữ?

A.                Một                 B. Hai                         C. Ba                           D. Bốn

Câu 6 : Thực trạng ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do đâu?

A. Ý thức kém của con người

B. Xác động vật phân huỷ

C. Lượng dư thừa thuốc trừ sâu

D. Tai nạn tàu thuyền làm loang dầu    

B.                 Phần tự luận

Câu 1: Em hãy nêu thông điệp của văn bản trên?

Câu 2: Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau:

a. Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

b. Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

 

Câu 3: Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu) nêu những việc cần làm mỗi ngày để bảo vệ môi trường nước nơi em đang sinh sống.

 

I.                   Phần viết

              Đóng vai nhân vật, kể lại một truyện cổ tích mà em thích