Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 1
Điểm SP 2

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại:

 

+ Chữ viết: Người Ấn Độ tạo ra chữ viết từ rất sớm. Chữ viết cổ nhất của họ khắc trên các con dấu, được phát hiện ở lưu vực sông Ấn, có từ hơn 2000 năm TCN. Vào khoảng thế kỉ II TCN, chữ Phạn (Sanskrit) ra đời dựa trên việc cải biên những chữ viết có đã có trước đó. Đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.

+ Văn học: Hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời có đại là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na, có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này.

 

+ Lịch: Người Ấn Độ cổ đại đã biết làm lịch.

 

+ Toán học: Họ cũng là chủ nhân của 10 Ả Rập đã học tập chữ số Ấn Độ rồi truyền sang châu Âu,chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là chữ số 0.

 

+ Tôn giáo: Ấn Độ cổ đại là quê hương của các tôn giáo lớn. Ra đời sớm nhất là đạo Bà La Môn. Những thế kỷ đầu Công nguyên, đạo Bà La Môn cải biến thành đạo Hin-đu (An Độ giáo). Khoảng thế kỉ VI TCN, Phật giáo được hình thành, người sáng lập là Xit-đac-ta Gô-ta-ma (Thích Ca Mâu Ni).

+ Kiến trúc: Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.

2.Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại

+ Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất. + Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.

 

Câu trả lời:

Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm LLSP của NTL đã được thể hiện thật chân thực, sinh động qua đoạn văn : “Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa…… Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.” Trước hết, qua lời trò chuyện của anh với ông họa sĩ và cô kĩ sư, ta thấy được ở anh lòng yêu nghề, gắn bó với công việc. Anh đã giới thiệu rất chi tiết từng dụng cụ, từng loại máy trong công việc của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ sư nghe với giọng điệu say sưa, hào hứng. Để có thể hiểu và giới thiệu một cách đầy đủ về công việc cũng như các thiết bị làm việc của mình một cách rành rọt như vậy hẳn là anh đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về nó và thậm chí coi nó như một người bạn của mình. Và cũng nhờ tình yêu nghề, say mê với công việc mà anh có được sự thành thạo cũng như kinh nghiệm trong công việc của mình: “ Ban đêm, không nhìn máy, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió.” Những kinh nghiệm ấy anh có được nhờ tích lũy trong suốt quá trình làm việc, trong suốt bốn năm gắn bó với công tác khí tượng kiêm vật lí đại cầu. Đáng quý hơn, ở anh , ta còn thấy tinh thần tự giác rất cao, có thái độ nghiêm túc trong công việc. Dù sống một mình trên đỉnh núi cao, không ai đôn đốc nhắc nhở nhưng anh vẫn luôn hoàn thành tốt công việc của mình. Vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên mùa đông nơi núi cao lạnh lẽo, đúng giờ ốp thì cho dù mưa gió, giá rét, anh vẫn trở dậy ra vườn làm nhiệm vụ một cách đều đặn, chính xác bốn lần trong ngày và âm thầm, bền bỉ trong suốt nhiều năm. Và qua đoạn trích, ta còn thấy ở anh sự cởi mở, chân thành và lòng hiếu khách. Dù chỉ là gặp gỡ tình cờ, ông họa sĩ và cô kĩ sư là những vị khách mới quen nhưng anh thanh niên đã tỏ ra rất hào hứng khi được trò chuyện, tâm sự với khách. Anh nhiệt thành kể cho khách nghe công việc và cuộc sống của mình một cách say sưa, không chút e dè; anh đếm từng giây, từng phút trôi qua để không bỏ lỡ dịp hiếm có được trò chuyện cùng khách. Như vậy, chỉ với một đoạn văn ngắn, qua lời kể của anh thanh niên, người đọc thấy hiện lên ở anh những vẻ đẹp thật đáng quý trong suy nghĩ, hành động, tâm hồn và tình cảm, anh chính là hiện thân cho vẻ đẹp của con người lao động thời kì mới – xây dựng CNXH.