Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Đọc đoạn trích:

(1) Tri thức là vô hạn nên chẳng ai có thể biết được tất cả một cách toàn diện và châu th cả. (2) Vì vậy, hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết

(3) Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học mà chúng ta cần nắm bắt để trau dồi và hoàn

thiện mình hơn.

(4) Bức tranh đẹp nhất luôn là tác phẩm mà chưa người hoạ sĩ nào hoàn thành. (5) Vì vậy, hãy cử mạnh dạn vẽ nên bức tranh ấy.

(6) Kỷ lục thể thao vĩ đại nhất là kỷ lục chưa được tạo lập, do đó, hãy biết ước mơ làm nên những việc lớn

() Hãy sống mỗi ngày như thế đỏ, đó là ngày cuối cùng ta được sống trên thế gian này. (8) Khi từ giã cõi đời, con người ta thường không hối tiếc về những điều mà mình làm, mà lại tiếc nuối về những điều chưa làm được. (9) Hãy sống sao cho khi mất đi, ta có thể mỉm cười mãn nguyện.

(10) Cuối cùng, tôi phải thủ nhận rằng tôi chẳng hiểu mấy về những cấu trúc nguyên tử hình thành nên vật chất và con người. (11) Điều tôi biết, chỉ đơn giản, kết quả của sự kết hợp tế bào, nhiễm sắc thể, gen di truyền... phức tạp ấy từng là con người rất khác nhau. (12) Và rằng, sự có mặt của mỗi người chúng ta trên thế giới này đều có một ý nghĩa nhất định nào đó. (13) Một khi thời gian sống của ta không còn nữa, chẳng ai khác có thể lấp được khoảng trống mỗi chúng ta để

lại phía sau mình.

(14) Xuất phát của chúng ta về mặt sinh học có thể giống nhau, nhưng mỗi người có quyền và khả năng riêng để tạo sự khác biệt độc đảo cho mình. (15) Đỏ sẽ là điều gì thì tùy vào chính

ban.

(Trích “Hạt giống tâm hồn”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.140,141)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? (Biết)

Câu 2. Tìm trong đoạn trích lí do tác giả khuyên: “hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết”? (Biết)

Câu 3. Trong các từ sau đây, từ nào là từ ghép? (Biết)

Câu 4. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? (Hiểu)

Câu 5. Trạng ngữ trong câu văn (8) được dùng để làm gì? (Hiểu)

Câu 6. Dòng nào dưới đây không diễn là đúng lí do tác giả cho rằng: cuộc sống luôn ẩn chứa

những bài học mà chúng ta cần nắm bắt? (Hiểu)

Câu 7. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “kỷ lục” trong câu (6)? (Hiểu)

Câu 8. Ngụ ý của tác giả trong câu văn (7) là gì? (Hiểu)

Câu 9. Em có đồng ý với ý kiến “mỗi người có quyền và khả năng riêng để tạo sự khác biệt độc

đảo cho mình” không? Vì sao?

Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên?

 

[1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!

[2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận hay phớt lờ. Số phận ban cho cô đại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiên, số phận cũng để cho cỏ dại lựa chọn nở hoa hay héo úa. Và bạn đã biết, cỏ dại lựa chọn điều gì. Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo di

(Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống... Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019, Tr.46-47)

 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. (NB-1)

Câu 2. Văn bản trên có đặc điểm nào nổi bật nhất về kiểu văn bản? (NB-2)

Câu 3. Từ “kéo” trong câu “Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo dĩ” đồng âm với từ “kéo” nào trong các trường hợp sau? (NB-3)

Câu 4. Từ “miệng” là loại từ gì trong hai ví dụ sau: (NB–4)

- Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.

- Miệng chai này bé xíu.

Câu 5. Từ “trọng vọng” trong đoạn trích có nghĩa là gì? (TH-5)

Câu 6. Xác định chủ đề của đoạn trích (TH-6)

Câu 7. Nội dung của đoạn “Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” là: (TH-7)

Câu 8. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.” (TH- 8)

Câu 9. Em có đồng ý với ý kiến “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” không? Vì sao? (VD-9)

Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân tử phần trích trên? (VD-10)