Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


rô

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sau khi rời miền núi Lạng Sơn với nhiều sỏi đá, sông Thương chảy về Bắc Giang đầy những hiền hòa. Ở đây, sông chính thức định hình mình qua bao bồi, lở. Mặc năm tháng lặng trôi với bao kiếp người, sông vẫn cần cù chở nguồn nước ngọt lành tưới tiêu cho ruộng đồng, bờ bãi. Góp công làm nên những mùa gặt bội thu […]

Không cần trí tưởng tượng phong phú, chỉ cần yêu mến sông Thương sẽ dễ dàng nhận thấy, sông như đang buông một dải lụa mềm màu xanh mắt ngọc. Dải lụa ấy nối những mảnh đất, những nền văn hóa và con người xích lại gần nhau. Nối những chàng trai, cô gái Tày, Nùng hát Sli, hát Lượn đến những liền anh, liền chị hát quan họ trong ngày hội xuân. Dải lụa ấy đã chứng kiến biết bao đổi thay thời cuộc, đã ghi dấu vào những trang sử hào hùng dân tộc. Và dải lụa ấy đang nối chúng ta vào hơi thở thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dải lụa sông Thương chuẩn bị nối liền mùa đông với mùa xuân, những cành cây trơ trụi với những chồi non xanh biếc.”

(Trích Sông Thương buông dải lụa mềm, Ngô Bá Hòa, Báo Bắc Giang,

số 261, tháng 11/2022, tr. 17)

a. Sau khi rời miền núi Lạng Sơn, sông Thương đem đến những gì cho mảnh đất Bắc Giang?

b. Xác định 01 phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: Không cần trí tưởng tượng phong phú, chỉ cần yêu mến sông Thương sẽ dễ dàng nhận thấy, sông như đang buông một dải lụa mềm màu xanh mắt ngọc. Dải lụa ấy nối những mảnh đất, những nền văn hóa và con người xích lại gần nhau.

c. Từ “dải lụa” trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

e. Đoạn trích gửi đến thông điệp gì?