Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Nhan Mai

PHẦN I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp, gần gũi với động vật và thiên nhiên […] Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời thơ ấu tươi đẹp. […] Khi đã hiểu được động vật, con người sẽ không phá rừng làm trang trại chỉ vì muốn có được thịt bò, không chặt cây chỉ vì muốn vót đũa. Khi hiểu được nỗi đau của động vật, chúng ta sẽ không lạm dụng và cướp đi môi trường sống của chúng. Nếu thực sự là chủ nhân của muôn loài, chúng ta phải thay đổi, phải bảo vệ ngôi nhà chung Trái Đất, để động vật cũng có quyền được sống giống như con người.

(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? – SGK Ngữ văn 6-tập 2- Cánh diều)

a. Theo tác giả, những loài động vật bé nhỏ có ý nghĩa như thế nào với tuổi thơ? (0,5 điểm)

b. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)

c. Em hiểu như thế nào về câu nói: “động vật cũng có quyền được sống như con người” ? (0.5 điểm)

d. Hãy nêu những việc làm cụ thể của em để góp phần thiết thực vào việc bảo vệ động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng hiện nay? (1,0 điểm)

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN:

Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu trình bày suy nghĩ của em về việc cần thiết phải bảo vệ môi trường. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu chủ đề và một dấu ngoặc kép. Gạch chân và chú thích rõ.

Câu 2: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ sau:

“Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha .

Cha là một dải ngân hà ,

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn .

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn ,

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm .

Thương con cha ráng sức ngâm ,

Khổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa .”

( Trích nguồn: http://thegioicamxuc.vn)

 

Nhan Mai
Nhan Mai

BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ

                                                                NGUYỄN HIỂN LÊ

Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy. Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.

Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.

                (Trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

Câu 1: Theo tác giả, nhờ điều gì mà thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc?

Câu 2: Tìm 1 từ láy trong đoạn văn. Đặt câu với từ láy đó.

Câu 3: Chỉ ra 1 biện pháp tu từ trong câu văn "lá mùa xuân xang như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng" và nêu tác dụng

Câu 4: Nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình, em có những cảm nhận như thế nào?

Câu 5: Từ nội dung của văn bản, theo em, ngoài đọc sách vở, trường lớp, có cách nào để phát triển và hoàn thiện bản thân hơn nữa không?