HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương, có độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa), rắn chắc.
Các hệ quả
- Sự luân phiên ngày đêm.
- Giờ trên Trái Đất.
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.
- Các mùa trong năm,…
Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti.
- Thạch quyển và vỏ Trái Đất khác nhau độ dày, thành phần.
- Nội lực tạo ra các vận động kiến tạo, làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình.
Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
- Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
- Tác nhân ngoại lực là các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa...), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển...), sinh vật (động, thực vật) và con người.
Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
- Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên bề mặt Trái Đất khác nhau ở mọi nơi và giảm dần từ xích đạo và hai cực.
Sự hình thành các đai áp có nguồn gốc từ nhiệt động lực...
- Các loại gió trên Trái Đất khác nhau về hướng, nguồn gốc, tính chất và ảnh hưởng,…
- Mưa chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, ở mỗi nơi trên Trái Đất các nhân tố có tác động không giống nhau -> Trái Đất có nơi mưa nhiều, có nơi lại ít mưa.
Thuỷ quyển là toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau (lỏng, rắn, hơi), bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa và trong khí quyển, trong đó có khoảng 3% là nước ngọt còn lại là nước mặn.
- Các giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt bao gồm: Giữ sạch nguồn nước; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước,…
Tính chất nguồn nước và các quá trình thuỷ văn chủ yếu như sóng biển, thuỷ triều, dòng biển có những đặc trưng riêng và có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Cung cấp tài nguyên sinh vật; Cung cấp tài nguyên khoáng sản; Cung cấp năng lượng,…
Đất phân biệt với các vật thể tự nhiên, khác ở chỗ nó là vật chất không sống nhưng tơi xốp và có độ phì; còn đá chù yếu tồn tại ở dạng rắn, nước ở dạng lòng, sinh vật là những vật thể sống.
Sự hình thành các vật thể: đá, nước, sinh vật tương đối độc lập; còn sự hình thành đất là sản phẩm tổng hợp của các vật thể tự nhiên trên.
Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
- Nguyên nhân: Mỗi thành phần và lãnh thổ địa lí đều chịu tác động đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
- Biểu hiện: Trong tự nhiên, chỉ một thành phần hoặc yếu tố thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần và yếu tố còn lại.
- Con người đã vận dụng quy luật đó tùy thuộc vào từng hoạt động sản xuất và đời sống.