Dựa vào 3 dàn ý sau đây và viết 3 bài văn 1. Mở bài:
Dẫn dắt để giới thiệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập)Đưa ra chân lí: Nêu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
2. Thân bài:
Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat…)Chứng minh cho các bạn thấy: Nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sẽ có nhiều cái hại:Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thứcKhông có kiến thức để làm việc sau nàyBị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chungẢnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này
3. Kết bài: Khẳng định lại chân lí vừa nêu. Động viên các bạn tập trung việc học.
2.
a. Mở bài: Giới thiệu về hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b. Thân bài:
- Giải thích nội dung của hai câu tục ngữ: gửi gắm bài học về sự biết ơn, nhớ ơn, kính trọng dành cho các thế hệ đi trước, nguồn cội của mình và dân tộc
- Biểu hiện của sự biết ơn:
Thể hiện qua các tập tục truyền thống (thờ cúng tổ tiên, tổ chức các ngày giỗ, kị, tảo mộ…)Thể hiện qua các ngày lễ truyền thống để tưởng nhớ những người có công ơn với nhân dân, tổ quốc (ngày thầy thuốc, ngày nhà giáo, ngày của cha mẹ, ngày thương binh, liệt sĩ…)Thể hiện qua các tác phẩm thơ ca nhạc họa ca ngợi, thể hiện niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trướcThể hiện qua hoạt động cố gắng phấn đấu rèn luyện, xây dựng, phát triển đất nước, khẳng định vị thế của dân tộc trên trường thế giớiThể hiện qua hành động phê phán, lên án những kẻ phản bội đất nước, có suy nghĩ hạ thấp dân tộc…
- Ý nghĩa của lòng biết ơn:
Là truyền thống đáng quý, tốt đẹp của dân tộcGắn kết con người lại với nhau, gắn kết các thế hệ lại gần nhau hơnTạo nên giá trị tinh thần tích cực, thúc đẩy mọi người lao động và cống hiến bởi mọi sự cống hiến đều sẽ được ghi nhận, trân trọng
- Liên hệ cá nhân:
Bản thân em đã có những suy nghĩ, hành động gì để thể hiện lòng biết ơn?Truyền thống biết ơn đó có thúc đẩy em phải cố gắng rèn luyện học tập tốt hơn không?
c. Kết bài: Cảm nhận chung của em về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây trong xã hội hiện đại ngày nay.
3.
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
2. Thân bài
- Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ môi trường sống:
Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái.Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
- Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người.
Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản…Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
- Rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.Rừng đã cùng con người đánh giặc.
3. Kết bài
Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.