HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Trong tiếng Việt có chữ thương mà cũng có chữ xót. Cha mẹ thương con cho voi cho vọt nhưng nếu cha mẹ biết xót con thì sẽ không đánh con quá đau. Con thương mẹ, con biết chăm chỉ học hành, nhưng nếu con còn biết xót mẹ thì con sẽ không ngồi yên học và co chân lên cho mẹ quét nhà. Con thương mẹ, con sẽ học thật nhiều, nhưng nếu con còn biết xót mẹ thì con sẽ học thật nhanh để còn giúp mẹ đánh vật với chậu quần áo sau một ngày tất tả chạy chợ. Thương có thể mang đôi cánh và bay lên cao, đậu trên cành lí thuyết. Xót là hạ cánh xuống từng thành phần cụ thể, kể cả từng thân phận con sâu, cái kiến nhỏ nhoi dễ bị che khuất. Thương làm người ta cao cả, xót còn khiến người ta thêm từ ái, bao dung và xa lạ với điều ác trong từng cử chỉ cụ thể. Hãy biết xót bằng hành động chứ đừng chỉ thương bằng lời nói, em nghe… (Trích: “Tôi muốn hỏi em: về sau thế nào?”- Đoàn Công Lê Huy) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 0.5đ 2. Theo tác giả bài viết, “xót” khiến cho những người con có thay đổi gì trong hành động? 0.5 đ 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn in đậm. Con thương mẹ, con biết chăm chỉ học hành, nhưng nếu con còn biết xót mẹ thì con sẽ không ngồi yên học và co chân lên cho mẹ quét nhà. Con thương mẹ, con sẽ học thật nhiều, nhưng nếu con còn biết xót mẹ thì con sẽ học thật nhanh để còn giúp mẹ đánh vật với chậu quần áo sau một ngày tất tả chạy chợ.
Cho a gam hỗn hợp A gồm Na2CO3 và K2CO3 vào m gam dung dịch H2SO4 16,498% vừa đủ. Phản ứng xong thu được 6,72 lít hỗn hợp khí B (đktc) có khối lượng 15,2 gam.
1. Viết PTHH xảy ra.
2. Tính giá trị của a và m.
3. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Cho 16 gam hỗn hợp A gồm Cu, Mg, MgO vào 500ml dung dịch HCl 1,5M (lấy dư). Phản ứng xong thu được 3,36 lit khí X(đktc), dung dich Y, và chất rắn Z. Lọc tách chất rắn Z, đem đốt trong không khí tới hoàn toàn được 8 gam chất rắn T.
1. Viết các PTHH xảy ra và cho biết tên của khí X, chất rắn Z và chất rắn T.
2. Tính phần trăm khối lượng các chất trong A.
3. Tính CM của dd Y. Coi thể tích của chất lỏng thay đổi không đáng kể.
Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong hạt nhân nguyên tử số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1.
1. Xác định số hạt mỗi loại.
2. Tính khối lượng nguyên tử của nguyên tố A. Biết khối lượng của một hạt proton xấp xỉ bằng khối lượng của 1 hạt notron và xấp xỉ bằng 1đvC.
3. A là kim loại hay phi kim? Kể một vài ứng dụng quan trọng của A trong đời sống thực tiễn.
Cho các dung dịch riêng biệt sau: HCl, H2SO4, NaOH, Ca(OH)2, NaCl, NaNO3.
Bắng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết PTHH (nếu có).