tìm 3 tự nhiên lẻ liên tiếp biết tích của số đầu nhỏ hơn tích của 2 số sau là 212
* Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.”
(Trích Ngữ văn 7 – tập 2)
1. Phần văn bản trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
2. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
3. Viết đoạn văn ngắn(7-10 câu) trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”
* Đề 2:Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
“Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật . Bác sống đời sống giản dị , thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú , với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay”.
( Trích Ngữ Văn 7 tập 2)
1. Phần văn bản trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
2. Nêu nội dung chính của đoạn trích?
3. Trong đoạn trích này, tác giả giải thích vì sao Bác sống một đời sống giản dị, thanh bạch như vậy ? Điều đó thể hiện ở những câu văn nào? Theo em, nhận xét như vậy đã chính xác chưa? Vì sao ?
*Đề 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:
- Ù ! Thông tôm, chi chi nảy! Điếu mày!
Ấy trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi miền nơi đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”
Câu 1:Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai?Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng?
Câu 3:Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật quan phụ mẫu trong truyện.