Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Bài 56. Ôn tập cuối năm

Câu hỏi:

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Dãy chất nào chỉ có các hợp chất hữu cơ

     A. CH4, C2H6, CO2.                                                    B. C2H2, C2H6O, CaCO3.

     C. CH4, C2H2, CO.                                                      D. C6H6, CH4, C2H5OH.

Câu 2: Cho các chất: CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là       

A. 4.                     B. 5.                                C. 3.                         D. 2.    

Câu 3: Công thức cấu tạo của rượu etylic là

A. CH2 – CH3 – OH.                                       B. CH3 – O – CH3.      

C. CH2 – CH2 – OH.                                       D. CH3 – CH2 – OH.

Câu 4: Công thức cấu tạo của axit axetic (C2H4O2) là 

        A. O = CH – O – CH3.                                                             B. CH2 – O – O – CH2.

        C. CH3 – C = O.                                               D. HO – C – OH.

                       │                                                                          ║

                      OH                                                                    CH2                                     

Câu 5: Rượu etylic là

A. chất lỏng, không màu, vị cay, tan vô hạn trong nước.

B. chất lỏng,không màu , vị cay, không tan trong nước.

C. chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

D. chất lỏng, màu trắng, vị chua, không tan trong nước.

Câu 6: Axit axetic là

A. chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

B. chất lỏng, màu trắng, vị chua, tan vô hạn trong nước.

C. chất lỏng, không màu, vị cay, tan vô hạn trong nước.

D. chất lỏng, không màu, vị chua, không tan trong nước.

Câu 7: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được 

        A. glixerol và muối của một axit béo.

        B. glixerol và axit béo.

        C. glixerol và muối của các axit béo.          

        D. glixerol và xà phòng.

Câu 8: Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được 

        A. muối của các axit béo và rượu etylic.   . 

        B. glixerol và axit béo.

        C. glixerol và muối của các axit béo.          

        D. glixerol và xà phòng.

Câu 9: Chất tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra nhựa PE là

     A. metan.               B. etilen.                         C. axetilen.             D. Benzen.

Câu 10: Hiđrocacbon nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường ?

A. C2H4.                  B. C3H6.                    C. C2H2.                    D. CH4.

Câu 511Dãy chất tác dụng với axit axetic là

A. CuO, Cu(OH)2, Cu, CuSO4, C2H5OH.

B.CuO, Cu(OH)2, Zn, H2SO4, C2H5OH.

C. CuO, Cu(OH)2, Zn, Na2CO3, C2H5OH .

D. CuO, Cu(OH)2, C2H5OH, C6H6, CaCO3.

Câu 12: Rượu etylic tác dụng được với dãy chất nào sau đây?

A. KOH, Na, CH3COOH, O2.                   B. Na, K, CH3COOH, O2.

C. C2H4, Na, CH3COOH, O2.                    D. Ca(OH)2, K, CH3COOH, O2.

Câu 13: Hóa chất dùng để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu được khí metan tinh khiết là

A. dung dịch brom dư.                          B. dung dịch phenolphtalein.

C. dung dịch axit clohidric.                  D. dung dịch nước vôi trong.

Câu 14: Để tinh chế khí metan có lẫn etilen và axetilen, ta dùng dung dịch

A.nước vôi trong dư.                B. NaOH dư.

C. AgNO3/NH3 dư.                             D. nước brom dư.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí etilen. Thể tích khí oxi và thể tích không khí cần dùng (biết rằng khí oxi chiếm 20% thể tích không khí; các thể tích khí đo ở đktc) 

     A. 11,2 và 56 .          B. 16,8 và 84.           C. 22,4 và 112.         D. 33,6 và 68.

Câu 16:  Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là

          A. 0,56 lít.               B.1,12 lít.                        C. 3,36 lít .              D. 2,24 lít.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 14 gam khí etylen. Thể tích khí oxi( đktc) cần dùng và khối lượng khí CO2 sinh ra lần lượt là

A. 22,4 lít; 33 gam.                            B. 33,6 lít; 44 gam.

C. 11,2 lít; 22 gam.                     D. 5,6 lít; 11 gam.

Câu 18: Cho 18 gam dung dịch CH3COOH tác dụng vừa đủ với Na2CO3. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là 

A. 4,48 lít.                 B. 3,3 lít.                         C. 3,36 lít.             D. 2,24 lít.

Câu 19: Rượu etylic tác dụng được với dãy chất nào sau đây?

A. KOH, CH3COOH, O2.                   B. Na, CH3COOH, O2.

C. C2H4, Na, O2.                                 D. Ca(OH)2, K, O2.

Câu 20: Dãy chất nào dưới đây đều tác dụng với dung dịch CH3COOH?

A. NaOH, H­SO­, Na.                              B. Cu, C­5­­OH­, KOH.

C. C­5­­OH, Na, NaCl.                             D. C­5­­OH, Zn, CaCO­.

Câu 21: Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng với natri dư. Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là

A. 2,8 lít.                  B. 5,6 lít.               C. 8,4 lít.                         D. 11,2 lít.

Câu 22: Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam rượu etylic nguyên chất là

          A. 16,20 lít.             B. 18,20 lít.              C. 20,16 lít.             D. 22,16 lít.

Câu 23: Chất nào sau đây không phải là chất béo?

A. (C17H35COO)3C3H5.                                        B. (C15H31COO)3C3H5.

C. (C17H33COO)3C3H5.                                         D. (CH3COO)3C3H5.

Câu 24. Dãy nào sau đây đều là hiđrocacbon ?

A. CH3Cl, CH4, C2H6.                                        B. C2H4, C2H2, C4H10

C. CH3Cl,CH2O2,NaHCO3.                               D. CaCO3, C2H5Cl, C2H6

Câu 25: Dãy chất nào sau đây là dẫn xuất của hiđrocacbon ?

A. CH4, C2H4, C3H6.                                            B. C2H6O, C2H5Cl, CH3COOH.               

C. C2H4, C2H5ONa, C2H6.                                   D. C2H2, CH3Cl, CH4.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1: Nêu phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng đựng trong 2 lọ không nhãn

a)     Axetatetyl và axit axetic.

b)    rượu etylic và axit axetic

.Câu 2: Hãy chọn các chất thích hợp điền vào các dấu hỏi rồi hoàn thành các phương trình hóa học sau:

1) C2H5OH + ? → ? + H2                                              

2) C2H5OH + ? → CO2 + ?

3) CH3COOH + ? → CH3COOC2H5 + ?                       

4) CH3COOH + ? → ? + H2O

5) ? + ? → CH3COONa + H2O.                                

6) ? + ? → CH3COONa + H2O + CO2.

7) CH3COOH + C3H7OH? → ?  +  ?.                       

8) ? + Mg → (CH3COO)2Mg + ?↑.

Câu 3 . Cho 4,6 gam natri tác dụng hết với dung dịch axit axetic.

a, Tính khối lượng axit axetic cần dùng?

b, Tính thể tích khí sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn?

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 9,2g rượu etylic.

a) Tính thể tích khí CO2 tạo ra ở điều kiện tiêu chuẩn.

b) Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng cho phản ứng trên biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí.

 

Chủ đề:

Bài 24. Ôn tập học kì I

Câu hỏi:

Chọn phương án đúng

 

Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tai ở trạng thái nào?

         A.  Lỏng và khí.                                          B. Rắn và lỏng.             

         C. Rắn và khí.                                             D. Rắn, lỏng và khí.

Câu 2: Ở điều kiện thường, dãy phi kim nào ở thể khí?

A. S, P, Cl2.          B. C, S, Br2.                  C. Cl2, H2, O2.             D. Br2, C, O2.

Câu 3: Nhóm phi kim nào tác dụng với oxi?

A. S, C.                B. S, Cl2.                      C. C, Br2.              D. C, Cl2.

Câu 4: Clo tác dụng với chất nào sau đây:

         A. NaOH.               B. HCl.                     C. NaCl.              D. SO2.

Câu 5: Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau?

          A. HCl và KHCO3.                                  B. Na2CO3 và K2CO3.

          C. K2CO3 và NaCl.                                  D. CaCO3 và NaHCO3.

Câu 6:  Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là

           A. O, F, N, P.        B. F, O, N, P.                C. O, N, P, F.      D. P, N, O, F.

Câu 7: Khí cacbon đioxit không phản ứng được với chất nào?

A. KOH.                 B. CaO.                        C. H2SO4.            D. Ba(OH)2.   

Câu 8: Cacbon oxit khử được dãy oxit nào sau đây?

          A. CuO, Na2O, FeO.                                B. PbO, CuO, FeO.       

          C. CaO, FeO, PbO.                                     D. FeO, Na2O, BaO.                     

Câu 9: Cho sơ đồ: S  → A → B → H2SO4. Chất A và B lần lượt là

          A. SO ,SO2.          B. SO2, SO3.                C. SO3, H2SO3.     D. SO2, H2SO3.

Câu 10: Dãy các chất nào sau đây là muối axit?

          A. KHCO3, CaCO3, Na2CO3.                   B. Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2.

          C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3.          D. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3

Câu 11: Muối cacbonat nào sau đây không phải là muối axit?

          A. Na2CO3.           B. Ca(HCO3)2.      C. KHCO3.           D. NaHCO3

Câu 12: Cặp chất nào sau đây không tác  dụng được với nhau?

A. H2SO4 và KHCO3.                                 B. K2CO3 và NaCl.      

          C. Na2CO3 và CaCl2.                                  D. MgCO3 và  HCl.

Câu 13: Cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính phi kim tăng dần?

          A. O, N, C, F.       B. C, N, O, F.            C. N, C, F, O.        D. F, O, N, C.

Câu 14: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của

           A. điện tích hạt nhân nguyên tử.               B. nguyên tử khối.              

           C. số nơtron.                                          D. khối lượng nguyên tử.

.Câu 15: Trong một chu kì đi từ trái sang phải tính chất của các nguyên tố biến đổi:

          A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.

      B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.

      C. tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.

      D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.

Câu 16: Trong một nhóm đi từ trên xuống dưới tính chất của các nguyên tố biến đổi:

          A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.

      B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.

      C. tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.

          D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.

Câu 17: Khí cacbon đioxit phản ứng được với chất nào?

A. KOH.                 B. CaCO3.                      C. H2SO4.            D. BaSO4.

Câu 18: Cho 8,7 gam MnO2 tác  dụng với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Clo (ở đktc), giá trị của V là

          A. 22,4 lít.            B. 4,48 lít.               C. 44,8 lít.               D. 2,24 lít.

Câu 19: Đốt cháy sắt trong khí clo thu được 32,5 gam muối clorua, thể tích khí clo (đktc) đó tham gia phản ứng là

A. 6,72 lít.            B. 13,44 lít.          C. 4,48 lít.            D. 2,24 lít.

Câu 20: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) phản ứng với dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH. Khối lượng muối tạo thành là

A. NaHCO3, 7,4 gam.                                 B. Na2CO3, 8,4 gam.     

C. NaHCO3 8,4 gam.                                  D. Na2CO3, 7,4 gam