Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Tham khảo :

Chị Võ Thị Sáu sinh ngày 1933 và mất năm 1952 tại quê hương Đất Đỏ. Sinh ra trong một gia đình nghèo. Cha làm nghề đánh xe ngựa chở thuê khách. Mẹ làm nghề bán bì bún tại chợ Đất Đỏ . Năm chị Sáu lên 11 tuổi , thực dân Pháp sang xâm lược Bà Rịa , trong đó có cả Đất Đỏ. Chị phải bỏ dở việc học, ở nhà giúp ba mẹ kiếm sống và đồng thời theo anh trai giác ngộ bí mật lên chiến khu tiếp tế ,giúp lực lượng cách mạng kháng chiến. Năm lên 14 tuổi , chị kết nạp thành viên của Đội công an xung phong Đất Đỏ để đi làm liên lạc viên. Chị còn tham gia nhiều trận tập kích , dùng nhiều viên lựu đạn diệt chết nhiều kẻ thù Phú Lãng Sa - nước Pháp và Việt gian- người Việt công tác với giặc Pháp. Giữa buổi trưa nào đó, lợi dụng lúc đám người đi làm căn cước , chị ném lựu đạn vào phòng của nhiều tên lính Pháp, có cả tên Tổng Tòng và hô to" Việt Minh tấn công " rồi kéo mấy chị em cùng chạy thoát khiến cho tên Tổng Tòng bị thương quá nặng nhưng chưa chết lại làm nhiều tên lính bị thương . Vụ nổ bất ngờ làm cho bọn ác ôn sợ khiếp vía , chúng không còn truy lùng Việt Nam như trước. Sau nhiệm vụ này, chị Sáu được tuyên dương khen ngợi trước sự thán phục của nhân dân. Một lần , Đội công an xung phong Đất Đỏ có nhiệm vụ tiêu diệt cuộc Meeting - Quốc Khánh Pháp. Chị biết rằng đây là công việc gian nan nguy hiểm nhưng chị vẫn xin chủ động đánh trận này, chị giấu lựu đạn vào một góc chợ từ nửa đêm , đến sáng thì chị nhẹ nhàng ném lựu đạn, uy hiếp giải tán cuộc Meeting này. Một lần đang làm nhiệm vụ thì chị bị thực dân Pháp bắt được, mặc dù chúng tra tấn dã man như: đánh đập , đánh bằng roi , bóp cổ, đá , tát ,... nhưng chị Sáu không hề khai báo, chịu đựng nỗi đau đớn để bảo vệ cho Tổ Quốc. Chúng chuyển chị đến Khám Chí Hòa và mở một phiên tòa :" Phạm nhân Võ Thị Sáu can tội giết người, dám phá rối trị an, có quyền chống lại nền bảo hộ của nước Pháp . Tuyên án : Tử hình, tịch thu toàn bộ gia sản." . Chị đã thét lại : " Tao còn mấy thùng rác ở Khám Chí Hòa , tụi bay vô mà tịch thu. Đả đảo thực dân Pháp . Kháng chiến nhất định thắng lợi." Bọn lính còng tay chị lôi đi để không gây náo loạn ở phiên tòa. Các luật sư lợi dụng lúc nàu để tránh khỏi biện pháp tử hình chị vì chị chưa đủ tuổi 18 và cũng muốn đưa chị khỏi bị hành hình nhưng phiên tòa Pháp vẫn tuyên án tử hình chị. Bản án nầy đã gây chấn động không chỉ ở nước Việt mà còn ở nước Pháp. Chúng chuyển chị đến ngày 15/1/1952 ra Côn Đảo để hành hình nữ chiến sĩ. Ngày 23/1/1952 lúc 5 giờ chị bị đưa đến văn phòng để làm lễ rửa tội. Viên cố đạo nói: "Bây giờ cha rửa tội cho con . " . Chị đáp lại: " Tôi không có tội, chỉ những kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội"  Viên cố đạo thuyết phục , hỏi: " Trước khi chết , con có điều gì ân hận không ?" . Chị đáp lại: " Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân Pháp cướp nước và lũ tay sai bán nước." Chị bị đem đi tử hình vào lúc 7 giờ ngày 23/1/1952 . Chúng bắt chị quỳ xuống nhưng chị thét : " Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ." . Chúng bịt mắt chị nhưng người con gái Đất Đỏ bảo rằng: " Không cần bịt mắt tôi, hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng. Và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người." . Sau đó chúng gỡ khăn bịt mắt chị, chị hát vang bài Tiến quân ca , sau khi hát xong nhìn lại mảnh đất Việt Nam thân yêu một lần cuối trước khi hy sinh rồi nói câu cuối : " Đả đảo thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chí Minh muôn năm." rồi hy sinh tuổi 18. Qua câu chuyện này nhắn nhủ cho em biết rằng : Ta thà chết vì Tổ quốc thân yêu còn hơn làm nô lệ cho lũ cướp nước khác. Vì nhờ có sự anh dũng của chị nên nhà nước công nhận chị là liệt sĩ và trao tặng danh hiệu phần thưởng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và huân chương chiến công hạng nhất cho người nữ thiếu nữ tuổi thanh xuân. Em thấy biết ơn chị rất nặng và cảm thấy chị là thiên thần tuổi trẻ tài cao cho quê hương Việt Nam này. Xin vĩnh biệt nữ anh hùng Võ Thị Sáu kính mến của toàn thể dân tộc Việt Nam.