Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Ninh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 11
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Thư Lê

Chủ đề:

Đề cương ôn tập văn 10 học kì II

Câu hỏi:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?
Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi.
Đổng, Nguyên để tiếng trên đời,
Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan.
Lại kia trên núi Thú San,
Di, Tề nhịn đói chẳng màng thóc Chu.
Hai đàng khó sánh hiền ngu,
Đều làm cho thỏa được như ý mình.
Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tốt tươi khô héo, tuần hoàn đổi thay.
Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.

                                          (“Bài ca Côn Sơn” – Nguyễn Trãi)

Thực hiện các yêu cầu sau:

c. Xác định hai biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản?

d. Hãy phân tích tác dụng của hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản trên.

e. Chỉ ra ý nghĩa từ “nhàn” trong câu thơ: Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn’

g. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh nhân vật “Ta”

Thư Lê

Chủ đề:

Hịch tướng sĩ

Câu hỏi:

Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con ; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh ; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào ! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên ; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?

                                                                                          -trích Hịch Tướng Sĩ-

thực hiện các yêu cầu sau

C1:xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

C2:hãy chỉ ra thể loại của văn bản

C3:xác định hai biện nghệ thuật chính được sử dụng?

C4:hãy phân tích tác dụng của hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản trên.

C5: chỉ ra mục đích của tác giả qua đoạn trích trên?

C6:trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc ,mõi cá nhân phải có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thư Lê

Chủ đề:

Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư)

Câu hỏi:

Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự, bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy. Xem như khi Thánh Tông vờ bảo Quốc Tuấn rằng : “Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi”, Quốc Tuấn trả lời : “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”. Vì thế, đời Trùng Hưng lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn, dịch bệnh, nhiều người cầu đảo ông. Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.

thực hiện các yêu cầu sau

c1:xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trên?

c2:nhân vật "ông" trong đoạn trích là ai?

c3:hãy xác định biện pháp tu từ ở 2 câu đầu đoạn trích?

c4 hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu trên

c5:nxet của anh/chị về giọng văn,thái độ của tác giả đối với nhân vật trong đoạn trích

c6:anh/chị đánh giá như thế nào về nhân vật được nói đến trong đoạn trích?

giúp e với ạ e đang cần đề ôn thi ạ