Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (0)


Yum Yum

Đọc văn bản HÃY LUÔN LÀ CHÍNH MÌNH và tả lời câu hỏi: Hãy luôn sống đúng với con người thật của chính bạn! Bạn có biết những linh kiện điện tử được làm trên cùng một dây chuyền không? Chúng giống hệt nhau, chẳng khác một li, một tí nào cả. Khi bạn trông thấy những linh kiện điện tử này xếp cạnh nhau, hẳn bạn sẽ rất chán. Chính cải sự đơn điệu, không phong phú ấy gây nên sự nhàm chán cho người nhìn. Con người cũng vậy thôi, giả sử ai cũng giống ai thì thế giới này sẽ tẻ nhạt vô cùng. Trái lại, nếu mỗi người có những nét đặc sắc thì cuộc sống này sẽ tươi đẹp làm sao, đáng yêu làm sao. Do đó, sống thực với con người bạn trước hết là để tạo ra một cuộc sống đặc biệt và thoải mái cho chính bạn. Hãy thử tưởng tượng, bạn là một cô bé rất năng động và hơi “nghịch” một tí, rất thích bay nhảy, ham thích hoạt động. Thế mà, do một số nguyên nhân như “người ta phần lớn đều thích th dot e ^ prime prime bạn bỗng bỏ minh lại, đeo mình vào một chiếc mặt nạ làm một cô bé ngoan hiền, thùy mị, nhẹ nhàng, thậm chí ra vẻ “tiểu thư” thơ ngày. Bạn thay đổi những chiếc giày vải thoải mái bằng các loại giày búp bê chật ních “cho chân nhìn thon và nữ tính”. Khi được ai đó hỏi thì lại nhỏ nhẹ: “Tớ là một cô bé yêu màu hồng, ghét màu đen, sợ màu đỏ”, mặc dù có thể bạn rất thích màu đen ... Lúc đó thử xem có còn nhiều người khen bạn cả tính như cải thủa còn bay nhảy không? Bạn có thể đeo mặt nạ được một lúc chử có đeo được cả đời đâu. Tới một lúc nào đó, cái mặt nạ nhạt nhẽo đó sẽ làm bạn mệt mỏi và chán nản vô cùng. Và cuối cùng thì bạn vẫn phải lột bỏ ra thôi. Thể bạn có sợ bị người ta bảo là “giả vờ nai con^ prime prime hay thậm chí là “đồ hai mặt” không? Bạn ơi, sống thật với chính mình có thể quyết định tới cả cuộc sống và tương lai lâu dài của bạn nữa đấy. Để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện về nhà vật lí xuất sắc người Nga – Piotr Nikolaevich Lebedev. Ông là con trưởng của một nhà buôn bán giàu có, cha ông luôn hướng con mình tới ngành kinh doanh. Nào ngờ, Labedev lại không có hứng thú với mấy việc buôn bản mà chỉ chú trọng vào vật lí. Khi cha mẹ ép ông phải theo con đường kinh doanh, ông đã không chịu, vẫn đi theo con đường vật li học, thậm chí chấp nhận bị đuổi ra khỏi nhà. Vượt qua rất nhiều khó khăn và trở ngại, ông đã thành công: chứng minh được rằng ánh sáng cũng có áp suất vào vật rắn và cả phần tử khi. Hãy nghĩ xem, nếu Labedev không sống thật với chính mình, nghĩa là bỏ qua sở thích của mình và đi theo con đường người khác đã sắp đặt sẵn thì nhân loại ngày nay có biết đến ông không? Vì vậy, sống thật với chính mình sẽ ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của bạn. Chẳng nói đâu xa, bạn có biết ca sĩ Mỹ Linh không? Nếu biết thì hẳn bạn sẽ rất thích bài Tóc ngắn gắn liền với tên tuổi ca sĩ này. Trong bải hát có câu: Xinh tươi cở gì em tóc dài, d vec e cho em gióng như bao nhiêu người... Thế d hat a y trong lĩnh vực nào, người ta cũng đề cao cả tính. Sự đặc sắc của cá tính luôn gây được ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người khác. Tuy nhiên, có một số người lại “sống thật với chính mình” một cách “quá đảng”. Tôi đã gặp trường hợp này, một bạn rất thích màu xanh, nhưng bạn lại nghĩ màu xanh nhiều người thích rồi, mình nói ra thì sẽ “mất cá tỉnh”, thế là bạn ấy lại không thích màu xanh nữa, chuyển sang một màu “quái” hơn, như màu xám chẳng hạn. Thế thì chẳng phải bạn cá tính đâu, mà bạn đang cố tạo ra cá tính đó. Hãy nhớ rằng bạn là một, là duy nhất, ngàn vi tinh tú của trời đất cũng chẳng đa dạng bằng hàng tỉ tế bảo có trong bạn. Đừng để những đặc sắc, riêng biệt của bạn bị tan vào cái gì khác. Hãy cứ là bạn. Hãy luôn sống đúng với con người thật của chính bạn. (Theo Nguyễn Thị Trà Giang, Tuyển tập đề và bài văn nghị luận xã hội, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Cầu I. Văn bản trên bàn về vấn đề gi Câu 2. Tác giả bảy tỏ ý kiến gì về vẫn đề đó. Câu 3. Tác giả đã thuyết phục người đọc bằng cách nào? Câu 4. Tác giả đã sử dụng những li lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ ý kiến “Sống thực với con người bạn trước hết là để tạo ra một cuộc sống đặc biệt và thoải mái cho chính bạn. Câu 5. Kết thúc văn bản, tác giả đã khuyên chúng ta điều gì? Em có đồng tình với điều đó không? Vì sao? Câu 6. Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) chia sẻ về những điều khác biệt trong cuộc sống của em Câu 7. Hãy thêm trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức, nguyên nhân cho câu văn sau. Chúng em đã học tập rất chăm chi. Giúp mình với, cần gấp. Không cần làm toàn bộ cũng được nma phải chính xác nhé ạ 🥲🙏

Câu trả lời:

Tự nhiên ở trên không, có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại hỏi: 

- Con làm sao còn khóc nữa? 

- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội. 

- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội. 

Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất, lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai, lấy ra được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất, bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn. Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thay bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người. 

(Nguyễn Đổng Chi, Tấm Cám, trích Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.1170) 

Đoạn văn nè =)))