Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 25
Số lượng câu trả lời 1273
Điểm GP 100
Điểm SP 1625

Người theo dõi (43)

Suni
châu_fa
Vũ Linh Trang
ACE_max
Duy Đạt

Đang theo dõi (1)


Câu trả lời:

bn tham khảo

Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 - lớp cuối cấp của trường tiểu học, sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào bậc trung học. Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm đầu chập chững cắp sách tới trường.

Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh. Cô là người mẹ hiền dịu nhất trong những ngày em còn học lớp một. Với dáng người đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồm của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối , tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.

 

Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào.

Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại goi em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: "Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương...".

Câu trả lời:

Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện đầy sâu sắc và cảm động tình cảm cha con thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu. Đó là một tình cảm đáng trân trọng, nó sáng lên ngay cả trong khói lửa của chiến tranh bạo tàn. Nhân vật ông Sáu là một trong những nhân vật trung tâm của tác phẩm, thông qua tìm hiểu nhân vật ta thấy được tình cảm sâu sắc của một người cha hết lòng yêu thương con gái.

Không chỉ là một người cha tốt, ông Sáu còn là một người công dân hết lòng vì đất nước, trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, cũng như bao người yêu nước khác, ông Sáu đã tự nguyện tham gia vào đội ngũ những người lính cầm súng chiến đấu vì sự tự do, độc lập của tổ quốc. Để thực hiện trách nhiệm với đất nước, thực hiện lí tưởng cứu dân, độc lập dân tộc đầy cao đẹp thì ông Sáu đã phải rời xa quê hương, rời xa gia đình và cô con gái nhỏ. Ông chỉ được về thăm gia đình khi được nghỉ phép vài ngày.

Khi về ông Sáu mang tâm trạng bồi hồi, rạo rực bởi sắp tới đây ông sẽ được về thăm những người thân yêu, đặc biệt là Thu – cô con gái bé nhỏ mà ông hết lòng yêu thương. Từ khi bé Thu được sinh ra, ông Sáu chưa từng được gặp con, cũng chưa một lần được nâng niu, cưng nựng. Nỗi khao khát muốn gặp lại con khiến cho ông Sáu bồi hồi suốt quãng đường về nhà. Khi thuyền còn chưa kịp cập bến thì ông Sáu đã vội vàng nhảy xuống “…nhún chân, xô chiếc xuồng tạt ra, bước vội vàng với những bước dài…” đây là hành động có phần gấp gáp, vội vàng của một người cha nóng lòng muốn gặp con.

Khi nhìn thấy đứa nhỏ chơi ở gần đó, ông Sáu biết chắc đó là con của mình, sự xúc động dâng trào khiến cho ông Sáu kêu to tên con “Thu! Con”, ông đưa tay ra đón chờ con, nhưng trái ngược với sự mong chờ, hi vọng của ông Sáu, bé Thu lại không biết người đàn ông kêu tên mình là ai. Hơn nữa, vết thẹo lớn trên mặt của ông Sáu khiến cho bé Thu sợ hãi, vừa khóc vừa gọi mẹ.

Nhìn thấy con mình vì sợ hãi mà chạy vào nhà, ông Sáu đã vô cùng đay khổ, ông thẫn thờ, khuôn mặt tối sầm lại, đôi tay thì buông thõng vô cùng đáng thương. Có lẽ, ông Sáu đã không thể ngờ được giây phút mà cha con hội ngộ lại thành ra như vậy, sự thất vọng, bất ngờ xâm chiếm khiến cho ông Sáu trở nên đáng thương.

Tâm trạng của ông Sáu trong những ngày nghỉ phép cũng rất phức tạp, vừa là niềm vui vì được về thăm gia đình, quê hương, người thân nhưng ông cũng buồn bã, đau đớn vì đứa con không chịu nhận cha. Bé Thu không những không chịu nhận cha mà còn đối xử với ông Sáu vô cùng lạnh nhạt. Ông Sáu ở nhà suốt ngày và không muốn đi đâu, ông luôn tìm cách để có thể vỗ về con. Nhưng sự quan tâm, vỗ về của ông Sáu lại không thể thay đổi được thái độ lạnh nhạt của bé Thu.

Là một người cha,ông Sáu luôn cảm thấy có lỗi với con vì không thể ở bên chăm sóc khi con ra đời, ông khao khát được một lần nghe tiếng gọi “ba” của bé Thu. Trước những hành động chối bỏ, lời nói lạnh nhạt của con, ông Sáu không lỡ giận mà chỉ khe khẽ lắc đầu và cười, nụ cười ấy không phải nụ cười của hạnh phúc mà là nụ cười của sự bất lực, cam chịu.

Dù rất yêu thương con nhưng có một lần vì quá nóng giận mà ông Sáu đã lỡ đánh bé Thu, đó là khi bé Thu dùng đũa hẩy miếng trứng cá ra khỏi bát khi ông Sáu gắp cho bé, đây cũng là hành động khiến ông Sáu vô cùng hối hận, ngay cả khi hi sinh trên chiến trường ông cũng không thôi day dứt, đau khổ.

Đến ngày lên đường, dù nhìn thấy bé Thu ở trong góc nhà, dù rất muốn đến gần ôm và tạm biệt con nhưng ông Sáu lại sợ những phản ứng sợ hãi, chối bỏ của con mà chỉ đứng đó nhìn con với ánh mắt đầy đau khổ. Khi chuẩn bị bước lên xuồng, bé Thu bất ngờ chạy đến gọi cha, ông Sáu đã vô cùng xúc động ôm chầm lấy con, lấy khăn tay lau nước mắt và âu yếm hôn lên mái tóc của con. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên ông Sáu rơi nước mắt nhưng đây là giọt nước mắt hạnh phúc, giọt nước mắt trùng phùng của tình cảm cha con.

Khi về công tác tại đơn vị kháng chiến, tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu vẫn khiến chúng ta vô cùng cảm động. Ông hối hận vì một chút nóng nảy mà lỡ tay đánh con. Trước khi chia tay, ông đã hứa ngày trở về sẽ tặng bé Thu một chiếc lược ngà, có thể thấy tác giả NGuyễn Quang Sáng rất chú trọng tả những chi tiết đến chiếc lược ngà này.

Khi chiến đấu, ông vô tình kiếm được một mảnh ngà voi, khi ấy ông Sáu vui vẻ, hớn hở như một đứa trẻ vừa được cho quà, niềm vui, sự xúc động này được thể hiện trực tiếp qua chi tiết: “từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”.

Tình cảm sâu sắc của người cha dành cho con được thể hiện ngay trong việc làm cho con cây lược, ông Sáu tỉ mỉ trong từng chi tiết, cưa từng chiếc răng “…tỉ mỉ cố công như một người thợ bạc…” Khi hoàn thành chiếc lược, ông Sáu đã khắc lên thân lược dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những dòng chữ gắn gọn nhưng lại chứa chan biết bao nhiêu tình cảm khiến chúng ta xúc động.

Mỗi khi nhớ con, ông Sáu lại mang chiếc lược ra để ngắm nghía, đôi lúc mài lên mái tóc để làm cho cây lược bóng hơn vì ông không muốn khi con chải tóc sẽ bị đau. Chiếc lược trở lên ý nghĩa hơn bao giờ hết, nó không chỉ đơn thuần là món quà của người cha mà đó còn là biểu tượng của tình yêu, của nỗi nhớ của một người cha hết lòng yêu thương con.

Khi chưa kịp trao cây lược ngà cho con gái như lời hứa hẹn trước ngày lên đường thì ông Sáu đã hi sinh trên chiến trường, đến giây phút cuối cùng của cuộc đời mình ông khôn nguôi nhớ về con. Ông dồn chút lực tàn để lấy ra cây lược mà ông luôn mang theo bên mình để đưa lại cho người bạn chiến đấy của mình. Đây là một lời trăng trối đầy thiêng liêng, đó là ước nguyện cuối cùng của người cha ấy.

Qua hình ảnh của ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng không chỉ cho chúng ta thấy tình cảm cha con thật thiêng liêng, đẹp đẽ mà nó còn cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh, nó làm cho gia đình li tán, con xa cha, vợ lìa chồng. Tuy nhiên, truyện ngắn cũng là sự khẳng định mạnh mẽ về tình cảm gia đình, thứ tình cảm thiêng liêng mà bom đạn của kẻ thù không thể nào phá hủy được.