Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (1)


Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
(1) “Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ
nói với các em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy
không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không
quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn
nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu,
không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành
người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã
hội.
(2) Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng
một cách nhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười
học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu
hỏi.
(3) Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười
đọc kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều
phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể
ra thì còn nhiều triệu chứng lười nữa. Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã
mắc phải những triệu chứng đó.
(4) Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh
lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một
cách uể oải, họ không suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian
vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này
qua năm khác”.
(Một phút chữa bệnh lười – PGS. TS Văn Như Cương)
Câu 1. Tìm một thành phần biệt lập có trong văn bản.
Câu 2. Trong đoạn (1), theo tác giả, căn bệnh lười sẽ gây ra những nguy hiểm gì?
Câu 3. Xác định phép liên kết về hình thức có trong đoạn( 1)
Câu 4. Xác định biện pháp tu từ nổi bật và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
trong câu văn: “Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc
kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục
vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể” 
Câu 5. Theo em, vì sao tác giả lại cho rằng: “Mỗi một người đều có một thời gian
sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng
trở nên rất ngắn ngủi?”