Chủ đề:
Lặng lẽ Sa Pa -Nguyễn Thành LongCâu hỏi:
"Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến việc nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước." (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017).
1. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của thành phần trạng ngữ được sử dụng trong câu văn trên.
2. Nêu một trợ từ, một phó từ, một quan hệ từ, một lượng từ được sử dụng trong câu văn. 3. Từ việc đọc tác phẩm, em hiểu “những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” là những ai? Vì sao nhà văn không đặt tên cụ thể cho các nhân vật của mình?
4. Hãy chỉ rõ điểm giống và khác nhau cơ bản về phương thức trần thuật của truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) và “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).
5. Nghĩ về lối sống tử tế, nhà báo Nguyễn Lưu từng viết: "Người tử tế (…) luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết. Người tử tế luôn có những hành động xuất phát từ động cơ trong sáng, mọi suy nghĩ đều hướng đến sự lương thiện, vì cuộc sống chung, thậm chí còn biết hy sinh những quyền lợi cá nhân để hướng tới những điều tốt đẹp trọn vẹn cho cộng đồng." Các nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa đều có lối sống tử tế, âm thầm cống hiến cho cuộc đời. Từ đó, em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ về lối sống tử tế?