Câu 1. Nguyên tắc bổ sung A liên kết với T và G liên kết với C được thể hiện trong quá trình nào sau đây?
A, Quá trình tái bản DNA.
B. Quá trình phiên mã tạo mRNA.
C. Quá trình phiên mã tạo rRNA.
D. Quá trình dịch mã tổng hợp phân tử protein.
Câu 2. Phân tử RNA được tổng hợp theo nguyên tắc nào?
A. Nguyến tắc bổ sung hai mạch đều mới.
B. Nguyên tắc bổ sung dựa trên hai mạch khuôn của gen.
C. Nguyên tắc bán bảo toàn giữ lại một mạch của gen.
D; Nguyên tắc bổ sung dựa trên một mạch khuôn của gen.
Câu 3. Trong di truyền, phiên mã là gì?
A ; Là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang RNA.
B. Là quá trình từ một DNA ban đầu tạo ra hai DNA giống hệt nhau.
C. Là quá trình tổng hợp phân tử proteine từ việc giải mã bộ ba của mRNA.
D. Là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA tạo thành chuỗi polypeptid.
Câu 4. Trong di truyền, tái mã là gì?
A ; Là quá trình từ một DNA ban đầu tạo ra hai DNA giống hệt nhau.
B. Là quá trình tổng hợp phân tử proteine từ việc giải mã bộ ba của mRNA.
C. Là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA tạo thành chuỗi polypeptide.
D. Là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang RNA.
Câu 5. Trong di truyền, mã di truyền là gì?
A ; Là thông tin về trình tự các amino acid được mã hóa dưới dạng trình tự các nucleotide trên mRN A.
B. Là thông tin về trình tự các amino acid được mã hóa dưới dạng trình tự các nucleotide trên tRNA.
C. Là thông tin về trình tự các amino acid được mã hóa dưới dạng trình tự các nucleotide trên rRNA.
D. Là thông tin về trình tự các amino acid được mã hóa dưới dạng trình tự các nucleotide trên DNA.
Câu 6. Trong di truyền, dịch mã là gì?
A ; Là quá trình tổng hợp phân tử protein từ việc giải mã thông tin di truyền trong bộ ba của phân tử mRNA.
B. Là quá trình tổng hợp phân tử protein từ việc giải mã thông tin di truyền trong bộ ba của phân tử tRNA.
C. Là quá trình tổng hợp phân tử protein từ việc giải mã thông tin di truyền trong bộ ba của phân tử rRNA.
D. Là quá trình tổng hợp phân tử protein từ việc giải mã thông tin di truyền trong bộ ba của phân tử DNA.
Câu 7. Trong 64 bộ ba mã di truyền, bộ ba nào sau đây không mã hóa amino acid?
A ; UAA, UAG và UGA. B. AUU, AUC và AUA.
C. CAU, CAC và CAA. D. GAU, GAG và GAA.
Câu 8. Ý nghĩa của quá trình tái bản DNA?
A ; Truyền đạt thông tin di truyền chính xác cho thế hệ tế bào.
B. Là cơ sở để DNA tổng hợp phân tử mRNA.
C. Làm cho tế bào và cơ thể lớn lên về kích thước.
D. Là cơ sở cho quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polypeptide.
Câu 9. Trong 64 bộ ba mã di truyền, bộ ba nào sau đây vừa đóng vai trò mã mở đầu vừa mã hóa amino acid?
A. UUG. B; AUG. C. ACG. D. GAU.
Câu 10. Trong quá trình dịch mã, có bao nhiêu bộ ba trên mRNA mã hóa cho 20 loại amino acid?
A; 61. B. 64. C. 20. D. 16.
Câu 11. Trong quá trình dịch mã, yếu tố cơ bản nào quyết định trình tự các amino acid trong chuỗi polypeptide?
A. Trật tự các nucleotide trên tRNA. B. Trật tự các nucleotide trên mRNA.
C. Trật tự các nucleotitde trên rRNA. D. Các nucleotide trong môi trường.
Câu 12. Từ 4 loại nucleotid A, U, G, C đã tạo ra bao nhiêu mã bộ ba trên mRNA?
A. 61. B; 64. C. 3. D. 46.
Câu 13. Theo nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc phân tử DNA, trường hợp nào sau đây là đúng?
A. A + T = G + C. B. A + G = T + C.
C. A + T + G = A + G + X. D. A + C + T = A + G + C.
Câu 14. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã nucleotide tự do trong môi trường nội bào liên kết với nucleotide mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào?
A. A khuôn mẫu – U tự do; T khuôn mẫu – A tự do; G khuôn mẫu – C tự do; C khuôn mẫu – G tự do.
B. A khuôn mẫu – T tự do; T khuôn mẫu – A tự do; G khuôn mẫu – C tự do; C khuôn mẫu – G tự do.
C. A khuôn mẫu – G tự do; G khuôn mẫu – A tự do; T khuôn mẫu – C tự do; C khuôn mẫu – T tự do.
D. A khuôn mẫu – C tự do; C khuôn mẫu – A tự do; G khuôn mẫu – T tự do; T khuôn mẫu – G tự do.
Câu 15. Cho các nội dung sau:
(1) Lắp ghép các nucleiotide theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn (A – T, G – C).
(2) Tách DNA thành hai mạch đơn nhờ enzyme tháo xoắn.
(3) Kết thúc quá trình tái bản tạo từ một DNA ban đầu tạo ra hai DNA mới giống giống nhau và giống DNA mẹ.
(4) Kết thúc quá trình tái bản tạo từ một DNA ban đầu tạo ra tổng cộng ba DNA mới giống DNA mẹ.
Hãy chọn trình tự đúng khi nói về quá trình tái bản DNA trong các câu sau:
A; (2), (1), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (1), (4).
Câu 16. Một DNA ban đầu qua 3 lần tái bản liên tiếp đã tạo ra bao nhiêu DNA con?
A. 3. B. 4. C. 6. D; 8.
Câu 17. Một DNA ban đầu qua 5 lần tái bản liên tiếp đã tạo ra bao nhiêu DNA con ?
A. 10. B. 16. C; 32.( 2k = 25=32) D. 64.
Câu 18. Một DNA sau khi tái bản k lần liên tiếp đã tạo ra được 32 DNA con. Số lần tái bản là bao
nhiêu ?
A. 3. B. 4. C; 5.(ta có 2k = 32=> k=5) D. 6.
Câu 19. Một đoạn phân tử mRNA có trình tự các nucleotide như sau:
– A – U – C – A – G – U – C – G –
Trình tự các nucleotide nào sau đây là mạch khuôn của DNA tổng hợp nên mARN trên?
A ; – T – A – G – T – C – A – G – C –. B. – T – U – G – T – C – U – G – C –.
C. – T – A – C – T – G – A – C – G –. D. – U – A – G – U – C – A – G – C –.
Câu 20. Một đoạn phân tử mRNA có trình tự các nucleotide như sau:
– C – U – G – A – G – U – A – G – C –
Tình tự các nucleotide nào sau đây là mạch đối mã với mạch khuôn tổng hợp nên mRNA trên?
A. – G – A – C – T – C – A – T – C – G – B. – C – A – G – T – G – A – T – G – C –
C. – C – A – C – T – C – A – T – C – G – D ; – C – T – G – A – G – T – A – G – C –