Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

??

Fonna

undefined

Fonna

Câu 1: Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?

A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng.

B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột.

C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.

D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ.

Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

Vỏ trai sông gồm …(1)… gắn với nhau nhờ …(2)… ở phía lưng.

A. (1): ba mảnh; (2): áo trai.

B. (1): hai mảnh; (2): cơ khép vỏ.

C. (1): hai mảnh; (2): bản lề.

D. (1): ba mảnh; (2): bản lề.

Câu 3: Lớp xà cừ ở vỏ trai do cơ quan nào tiết ra tạo thành?

A. Lớp ngoài của tấm miệng.

B. Lớp trong của tấm miệng.

C. Lớp trong của áo trai.

D. Lớp ngoài của áo trai.

Câu 4: Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào?

A. Vùi mình sâu vào trong cát.

B. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn.

C. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ.

D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.

Câu 5: Ốc sên tự vệ bằng cách nào?

A. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù.

B. Tấn công đối phương bằng tua đầu và tua miệng.

C. Co rụt cơ thể vào trong vỏ.

D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là sai?

A. Có lối sống vùi mình trong cát.

B. Sống ở biển.

B. Có giá trị thực phẩm.

D. Là đại diện của ngành Thân mềm.

Câu 7: Những nhóm động vật nào dưới đây thuộc ngành Thân mềm?

A.   Giun đỏ, đỉa, bạch tuộc.

B.   Mực, giun đũa, trùng roi.

C.   Sò, ốc sên, sán dây.

D.   Trai sông, mực, ốc sên.

Câu 8: Hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

A. Làm đồ trang sức.                                 B. Có giá trị về mặt địa chất.

C. Làm sạch môi trường nước.                             D. Làm thực phẩm cho con người.

Câu 9: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

Ốc vặn sống ở nước ngọt, có một vỏ xoắn ốc, trứng phát triển thành con non trong ……….… ốc mẹ, có giá trị thực phẩm.

A. Tua miệng.               B. Vỏ ốc.              C. Khoang áo.                D. Thân.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây khi nói về ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm là sai?

A. Là vật chủ trung gian truyền bệnh ngủ.

B. Làm sạch môi trường nước.

C. Có giá trị về mặt địa chất.

D. Làm thức ăn cho các động vật khác.

Câu 11: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không có ở các đại diện của ngành Thân mềm?

A. Có vỏ đá vôi.                     B. Cơ thể phân đốt.

C. Có khoang áo.                    D. Hệ tiêu hoá phân hoá.

Câu 12: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ.

B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.

C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi.

D. Giúp trứng nhanh nở.

Câu 13: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù.

B. Thu hút con mồi lại gần tôm.

C. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm.

D. Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.

Câu 14: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ.

B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.

C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.

D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai sẽ mất khả năng nguỵ trang.

Câu 15: Vỏ tôm được cấu tạo bằng:

A. Kitin.               B. xenlulôzơ.        C. Keratin.           D. Collagen.

Câu 16: Những loài giáp xác nào dưới đây có hại cho động vật và con người?

A. Sun và chân kiếm kí sinh.                     B. Cua nhện và sun.

C. Sun và rận nước.                                   D. Rận nước và chân kiếm kí sinh.

Câu 17: Giáp xác có vai trò như thế nào trong đời sống con người?

A. Làm nguồn nhiên liệu thay thế cho các khí đốt.

B. Được dùng làm mỹ phẩm cho con người.

C. Là chỉ thị cho việc nghiên cứu địa tầng.

D. Là nguồn thực phẩm quan trọng của con người.

Câu 18: Trong lớp Hình nhện, đại diện nào dưới đây vừa có hại, vừa có lợi cho con người?

A. Ve bò.         B. Nhện nhà.         C. Bọ cạp.         D. Cái ghẻ.

Câu 19: Cơ thể của nhện được chia thành:

A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng.

B. 2 phần là phần đầu và phần bụng.

C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi.

D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng.

Câu 20: Động vật nào dưới đây là đại diện của lớp Hình nhện?

A. Cua nhện.         B. Ve bò.         C. Tôm sông.         D. Chân kiếm.

 

Câu trả lời:

Nếu ở hai câu thơ đầu, em say mê, ngây ngất trước bức tranh núi rừng Việt Bắc thì ở hai câu sau, em lại thấy vô cùng cảm phục trước tâm hồn và hình ảnh của Bác. Ở câu thơ thứ ba, biện pháp so sánh lại được sử dụng nhằm khẳng định lại và để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người đọc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điệp từ ” chưa ngủ”  được điệp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như chiếc bản lề mở ra hai cánh cửa khác nhau, vẻ đẹp thiên nhiên và tấm lòng người chiến sĩ. Phép điệp ngữ làm bật lên hai lý do không  ngủ được của Bác: thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo vận mệnh của đất nước, còn nhiều khó khăn gian khổ không chỉ đêm nay mà còn muôn vàn đêm khác Bác đã không ngủ được.

Trên đường đi chiến dịch, giữa đêm đông giá rét, Bác cũng không ngủ được vì lo cho dân, cho nước mà quên bản thân mình. Cụm từ ” Lo nỗi nước nhà” ở cuối bài thơ để lại dư âm trong lòng người đọc về tình yêu đất nước luôn thường trực trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu. Ta thầm cảm phục sự vĩ đại của Bác, tâm hôn thi sĩ và chiến sĩ hòa quyện với nhau tạo nên cốt cách Hồ Chí Minh.  Điều đó cũng tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

Câu trả lời:

B