Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 31
Điểm GP 0
Điểm SP 18

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Tk:

 

Trung Thu là Tết của thiếu nhi. Vào dịp Tết Trung Thu, quê hương em không chỉ đẹp đẽ mà còn rất nhộn nhịp, sôi động.

Khi ông mặt trời dần khuất sau lũy tre làng. Cũng là lúc màn đêm buông xuống. Bầu trời cao thăm thẳm và lấp lánh những vì sao đêm. Một đêm mùa thu với tiết trời se lạnh. Gió thoảng thoảng khẽ vờn trong những tán cây. Khắp xóm làng nhộn nhịp tiếng cười của lũ trẻ rủ nhau đi phá cỗ Trung Thu.

 

Mặt trăng bắt đầu lên cao hơn, to hơn và sáng rõ hơn. Trăng giống như một chiếc đĩa khổng lồ đang lơ lửng trên không trung, làm bạn cùng với những vì sao nhỏ bé. Ánh trăng đêm nay dường như sáng kì lạ, soi xuống trước sân nhà những vệt sáng vàng. Làng xóm ngập trong ánh trăng đêm rằm.

Khoảng tám giờ, trẻ em trong làng bắt đầu với lễ hội Trung Thu của mình. Tất cả tụ họp lại khoảng sân rộng rãi ở nhà văn hóa xem tiết mục múa lân do các anh chị thanh thiếu niên biểu diễn. Em cùng các bạn trong xóm cũng rủ nhau đến tham gia. Dưới ánh trăng sáng, những con lân với màu sắc rực rỡ múa lượn từng vòng theo nhịp trống đánh dồn dập. Những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân… lấp lánh trong ánh trăng vàng. Sau đó là sự xuất hiện của chị Hằng và chú Cuội với những màn đối đáp hài hước. Cùng với đó là các tiết mục văn nghệ của các anh chị, các bạn nhỏ.

Sau các tiết mục văn nghệ là phần chia bánh kẹo. Chúng em đứa nào cũng háo hức nhận quà từ chị Hằng và chú Quậy. Phần thi trình bày mâm ngũ quả cũng rất hấp dẫn. Ba đội dự thi gồm có: xóm trên, xóm giữa và xóm dưới. Mâm ngũ quả của mỗi đội đều rất cầu kỳ và đẹp đẽ. Những loại quả hàng ngày em vẫn ăn như dưa hấu, dứa, thanh long, bưởi… đã được cắt tỉa thành những bông hoa rực rỡ màu sắc, những chú chó xinh xắn… Ban giám khảo đã phải rất khó khăn trong việc lựa chọn đội chiến thắng. Cuối cùng với phần trình bày độc đáo nhất, mâm ngũ quả của đội xóm giữa đã giành được chiến thắng. Cuối chương trình, chúng em được phá cỗ. Bạn nhỏ nào cũng háo hức khi được thưởng thức bánh trung thu, hoa quả… Mọi người vừa ăn uống vừa trò chuyện rất vui vẻ.

 

Tết Trung Thu là dịp để mọi người có thể gần gũi nhau hơn, đặc biệt là với chúng em. Bởi vậy, trong những dịp lễ, em thích nhất là Tết Trung Thu.

Câu trả lời:

Tk:

 

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:

“Trên đường hành quân xa…

Nghe gọi về tuổi thơ”

Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:

 

“Tiếng gà trưa…

Lông óng như màu nắng”

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

“Tiếng gà trưa…

Cho con gà mái ấp”

Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.

“Cứ hàng năm hàng năm…

Cháu được quần áo mới”

Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.