Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


DIEU ANH

Đọc bài thơ sau và chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi bên dưới. 
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
(Nguyễn Đình Thi, Việt Nam quê hương ta)
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ năm chữ
B. Thơ bốn chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ tự do
Câu 2: Nội dung chính của bài thơ trên là gì?
A. Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho con người và quê hương
Việt Nam.
B. Tác giả hồi tưởng về một thời kì “vất vả in sâu” nhưng rất “anh hùng” của dân tộc
Việt Nam.
C. Ngợi ca nền văn hóa ngàn năm của quê hương Việt Nam.
D. Ngợi ca vẻ đẹp giàu có của thiên nhiên, đất nước Việt Nam


Câu 3: Bốn câu thơ
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
được gieo vần ở những tiếng nào?
A. ơi– trời ; hơn – rờn – Sơn. B. ơi– trời; đẹp – tập – chiều.

C. đất – đâu; hơn – rờn – Sơn.
Câu 4: Từ nào dưới đây không phải là từ láy?
D. ơi– trời ; hơn – rờn – sớm.

A. mây mờ B. long lanh
C. mênh mông D. vất vả
Câu 5: Biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong bốn câu thơ cuối bài thơ “Việt
Nam quê hương ta” ?
A. So sánh B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ D. Điệp ngữ
Câu 6: Nghĩa của từ “tay” trong câu thơ: “Tay người như có phép tiên/ Trên tre lá cũng
dệt nghìn bài thơ” với từ “tay” trong câu “Anh ấy là một tay đua cừ khôi” là
A. từ đồng âm B. từ đa nghĩa
C. từ trái nghĩa D. từ đồng nghĩa
Câu 7: Câu thơ nào không được dùng để khắc họa vẻ đẹp của con người Việt Nam?
A. Việt Nam đất nắng chan hoà/ Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
B. Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
C. Đất nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
D. Mắt đen cô gái long lanh/ Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Câu 8: Vẻ đẹp phẩm chất nào của con người Việt Nam được nói đến trong khổ thơ sau?
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
A. Cần cù, chịu khó B. Kiên trung, bất khuất
C. Tài hoa, khéo léo D. Chung thủy, nghĩa tình
Câu 9: Nhận định nào không nêu đúng tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất
nước được thể hiện trong văn bản?
A. Tự hào trước sự trù phú, giàu đẹp, yên bình của quê hương đất nước.
B. Yêu mến, trân trọng vẻ đẹp của con người Việt Nam: cần cù, kiên trung, thủy
chung và hết mực tài hoa .
C. Thể hiện sự quyết tâm giữ gìn và phát huy những truyền thống quý giá của dân
tộc Việt Nam ngàn đời.
D. Đồng cảm với những mất mát đau thương của dân tộc.

Câu 10: Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ gì về con người và cảnh sắc quê hương?
A. Tự hào với sự giàu có của thiên nhiên, với những nét đẹp về văn hóa và tinh thần
được hun đúc qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam.
B. Có ý thức tiếp nhận văn hóa của các nước phát triển nhằm mở rộng văn hóa của
dân tộc.
C. Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc.
D. Yêu mến, tự hào đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ những
vùng đất xa xôi của Tổ quốc.
Phần II. Viết  Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
( Nguyễn Đình Thi, Việt Nam quê hương ta )
Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn thơ trên. 
Câu 2: Viết một đoạn văn (8-10 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong
đoạn văn có dùng một từ láy, một câu có cụm danh từ (Gạch chân dưới từ láy, cụm
danh từ vừa sử dụng và chú thích rõ bên dưới đoạn văn) 
Câu 3: Từ nội dung gợi ra qua bài thơ “Việt Nam quê hương ta”, em thấy mình phải
làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương Việt Nam mãi giàu đẹp? (Trả lời câu
hỏi bằng một chuỗi câu từ 2-3 câu) 
 

DIEU ANH

A. NỘI DUNG ÔN TẬP
Bài 8: ĐO NHIỆT ĐỘ
- Đơn vị đo nhiệt độ.
- Dụng cụ đo nhiệt độ.
- Cách sử dụng nhiệt kế y tế tại nhà.
Bài 9: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT
- Phân loại vật thể.
- Một số tính chất của chất.
Bài 10: CÁC THỂ CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ
- Các thể của chất và tính chất của chất ở thể rắn, lỏng, khí.
- Sự chuyển thể của chất.
Bài 11: OXYGEN. KHÔNG KHÍ
- Oxygen trên Trái Đất.
- Tính chất vật lý và tầm quan trọng của oxygen.
- Thành phần của không khí. Vai trò của không khí.
- Sự ô nhiễm không khí.
Bài 12: MỘT SỐ VẬT LIỆU
- Tính chất và ứng dụng của vật liệu.
- Tái sử dụng đồ dùng trong gia đình.
Bài 13: MỘT SỐ LOẠI NGUYÊN LIỆU
- Đá vôi dùng để sản xuất vôi sống.
- Một số loại quặng và ứng dụng.
Bài 14: MỘT SỐ LOẠI NHIÊN LIỆU
- Các loại nhiên liệu.
- Tính chất và cách sử dụng nhiên liệu.
- Sơ lược về an ninh năng lượng.
Bài 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
- Vai trò của lương thực, thực phẩm.
- Các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm.
Bài 16: HỖN HỢP CÁC CHẤT
- Chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Dung dịch.
- Huyền phù và nhũ tương.
- Sự hòa tan các chất.
Bài 17: TÁCH CHẤT KHỎI HỖN HỢP
- Nguyên tắc tách chất.
- Một số cách tách chất.
BÀI 20: SỰ LỚN LÊN VÀ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO
- Mô tả sự lớn lên, sinh sản của tế bào.
- Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào đối với cơ thể sống.
BÀI 22: CƠ THỂ SINH VẬT
- Khái niệm cơ thể sinh vật, đặc điểm của một cơ thể sống, các quá trình sống cơ
bản của một cơ thể sống.
- Phân biệt vật sống, vật không sống, lấy ví dụ.
- Phân biệt cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào, lấy ví dụ.
- Vận dụng các kiến thức về cơ thể sinh vật để giải thích một số hiện tượng trong
tự nhiên, chăm sóc bảo vệ sinh vật phù hợp.
BÀI 23: TỔ CHỨC CƠ THỂ ĐA BÀO
- Các cấp đổ tổ chức của cơ thể đa bào.
- Mô.
- Cơ quan.
- Hệ cơ quan: liệt kê các hệ cơ quan, các cơ quan trong từng hệ cơ quan ở co thể
người, chức năng cơ bản của chúng. Hệ cơ quan ở thực vật.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở nước ta là gì? Kể tên một số loại nhiệt
kế thường dùng. Nêu các bước sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân.
Câu 2: Cho biết tính chất vật lý, tính chất hóa học của chất gồm những tính chất
nào? Nêu một số tính chất vật lý, tính chất hóa học của đường, than đá.
Câu 3: Hãy kể tên các thể cơ bản của chất? Nêu một số tính chất cơ bản của mỗi
thể. Vì sao khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi thơm?
Câu 4: Nêu khái niệm sự nóng chảy, sự đông đặc, sự hóa hơi, sự ngưng tụ. Lấy
ví dụ. Vì sao trong các hồ nước bị đóng băng trên bề mặt, các động vật vẫn có thể
sống được?
Câu 5: Oxygen có ở đâu? Nêu tính chất vật lý của oxygen? Tầm quan trọng của
oxygen.
Câu 6: Em hãy cho biết thành phần của không khí, vai trò của không khí, những
nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí và các cách để bảo vệ môi trường không
khí?
Câu 7: Hoàn thành bảng sau về vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu:
a) Vật liệu

Đồ vậtVật liệuTính chất của vật liệu
Lốp xe
Ống dẫn nước
Dây dẫn điện

b) Nguyên liệu

Nguyên liệuỨng dụngTính chất của nguyên liệu
Đá vôi
Quặng bauxite
Cát

c) Nhiên liệu là gì? Phân loại nhiên liệu?
Câu 8: Nêu vai trò của lương thực, thực phẩm. Lấy ví dụ. Liệt kê các nhóm chất
dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm.
Câu 9: Nêu các khái niệm: chất tính khiết, hỗn hợp, dung dịch, huyền phù, nhũ
tương. Lấy ví dụ. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hòa tan các chất trong nước như
thế nào?
Câu 10: Tách chất dựa vào nguyên tắc nào? Nêu các cách để tách các chất ra khỏi
hỗn hợp. Lấy ví dụ.
Câu 11: Hãy cho biết loại tế bào tham gia phân chia? Mô tả quá trình lớn lên và
phân chia của tế bào?
Câu 12: Nêu ý nghĩa của việc lớn lên và phân chia của tế bào đối với cơ thể sống?
Câu 13: Em hãy tìm các hiện tượng thực tế để giải thích bằng sự lớn lên và phân
chia của tế bào ?
Câu 14: Nhận biết và phân biệt vật sống và vật không sống?
Câu 15: Nhận biết và phân biệt cơ thể đa bào và cơ thể đơn bào?
Câu 16: Liệt kê các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào?
Câu 17: Mô là gì? Lấy ví dụ minh họa?
Câu 18: Cơ quan là gì? Lấy ví dụ minh họa?
Câu 19: Kể tên các hệ cơ quan trong cơ thể người và cho biết chức năng của các
hệ cơ quan đó.

DIEU ANH

Việt Nam quê hương ta

                                                              - Nguyễn Đình Thi –

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều


Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn



Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa


Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

Câu 2: Trong bốn câu thơ đầu:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”

Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của những biện pháp tu từ đó?

Câu 3: Theo em, những phẩm chất nào của người dân Việt Nam được tác giả Nguyễn Đình Thi nhắc đến trong bài thơ?

Câu 4:  Xét theo cấu tạo, từ “rập rờn” trong câu “Cánh cò bay lả rập rờn” là loại từ gì? Hãy tìm thêm 3 từ cùng loại được nhà thơ sử dụng trong bài thơ trên.

 

Câu 5: Xác định nhịp thơ trong câu: “Việt Nam đất nắng chan hoà/Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh”?

Câu 6: Bài thơ trên đã gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương Việt Nam?