Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thành phố Hồ Chí Minh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 45
Số lượng câu trả lời 209
Điểm GP 0
Điểm SP 80

Người theo dõi (4)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

THAM KHẢO :) (câu 2)
 

Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ sĩ tài năng bậc nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam. Giữa hằng hà sa số những bậc quân tử hảo hán băn khoăn, trăn trở về việc nước, thơ của bà mang một hồn thơ man mác buồn thương. "Qua đèo Ngang" là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn học của nữ thi sĩ, viết về khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng tâm trạng nuối tiếc, cô đơn khi một mình đơn độc giữa đất trời rộng lớn.

Lựa chọn thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thịnh hành thời bấy giờ cùng hệ thống niêm luật, gieo vần điệu quy củ, nghiêm tắc, bài thơ vừa nói lên tiếng lòng của người lữ khách khi bước tới vãn cảnh đèo Ngang. Bài thơ đã để lại tiếng vang lớn, đưa tên tuổi của bà Huyện Thanh Quan lên một tầm cao mới trong làng văn học đương thời

Mở đầu bài thơ, tác giả bao quát khung cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lựa chọn khung cảnh kì vĩ, lấy điểm nhìn từ trên cao, thời gian là khi "bóng xế tà", buổi chiều buồn thường gợi cho con người cảm giác cô độc, buồn thương. Một buổi chiều hoàng hôn hiu hắt, bước chân lữ khách "bước tới đèo Ngang", một sự tình cờ tự nhiên, hòa hợp giữa người và cảnh. Đứng giữa sự rộng lớn của đất trời, một mình đứng trên đèo cao nhìn xuống, xung quanh chỉ có cỏ cây. Động từ "chen" cùng nghệ thuật liệt kê "cỏ", "cây", "đá", "hoa" càng nhấn mạnh sự rậm rạp, hoang sơ của thiên nhiên. Người đọc hình dung ra bức tranh hoàng hôn bóng xế, một ngày sắp tàn lụi, trên đỉnh đèo thoai thoải, dưới chân là đá, là hoa, là cỏ cây, một bóng hình lẻ loi, đơn độc trầm ngâm suy tư, nghĩ ngợi. Cái nhỏ bé của con người khiến người ta cảm thấy rợn ngợp trước sự vĩ đại của thiên nhiên.

Nếu hai câu thơ đầu tác giả khắc họa khung cảnh sống động, hài hòa thì ở hai câu thơ sau, hình ảnh con người xuất hiện nhưng lại mang nét thưa thớt, ít ỏi:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Sự xuất hiện của con người càng làm tăng thêm cái hiu hắt, cô quạnh của khung cảnh. Biện pháp đảo ngữ "tiều vài chú", "chợ mấy nhà" kết hợp cùng các tính từ 'lom khom", "lác đác", so với sự hùng vị, choáng ngợp của đèo Ngang quả là sự đối lập rõ rệt. Cũng có bóng người đấy, nhưng chỉ là những hình bóng lưa thưa, heo hắt bên kia bờ sông. Sự u tịch của buổi chiều bao trùm lên vạn vật, không gian nhuốm màu buồn thương da diết đến lặng người.

Mượn cảnh tả tình, bà Huyện Thanh Quan mượn tiếng kêu của những loài chim để khéo léo lồng ghép nỗi u hoài, nhớ thương về giang sơn đất nước:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Nghệ thuật chơi chữ, con chim cuốc được biến thể thành từ đồng âm "quốc quốc", chim đa đa trở thành "gia gia". Quốc là đất nước, gia là gia đình, đứng trước cảnh tượng tiêu điều trong chiều hoàng hôn đang dần phai, nữ thi sĩ lại canh cánh nỗi nhớ thương đau lòng với tổ quốc, với quê hương. Đứng trên chính mảnh đất quê cha đất tổ của mình nhưng lại một lòng hướng về đất nước, phải chăng, cái mà nhà thơ nhung nhớ là những tháng ngày trù phú, sầm uất, là khung cảnh người đi lại tấp nập, huyên náo. Nỗi buồn gieo cả vào lòng người, mà "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", nỗi buồn héo hon chứa đựng cả con người, cả cảnh vật nơi đây.

Trước không gian bao la, bát ngát của "đệ nhất hùng quan", lòng người thi sĩ dường như có sự vương vấn, lưu luyến không muốn rời:

Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta

Bước chân lữ khách tìm đến đèo Ngang, cảnh đèo Ngang, sắc đèo Ngang khiến lòng người thi sĩ say đắm, chẳng muốn bước đi. Trời, non, nước, cảnh tượng thiên nhiên hài hòa, tráng lệ, để tơ lòng của tâm hồn nhạy cảm chỉ còn là "một mảnh tình riêng". Ba tiếng "ta với ta" vang lên đầy quạnh hiu, một nỗi cô đơn thầm kín, cô đơn giữa cảnh tượng quá đỗi ngút ngàn, cô đơn giữa chính quê hương, đất nước. Mảnh tình riêng đây chính là nỗi u sầu, hoài niệm, nỗi lòng yêu kính của một nhân tài, một người con hiến mình cho tổ quốc.

Viết bằng thể thơ Đường luật với những niêm luật chặt chẽ, bài bản, nhưng "Qua đèo ngang" lại không gò bó, ép buộc. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được sự công phu của tác giả khi lựa chọn những câu từ tả cảnh, tả tình đắt giá. Cảnh sắc tuyệt đẹp của đèo Ngang, nỗi buồn day dứt của một người có học thức và tấm chân tình, nghĩ tới nước nhà, giang sơn đã được bà Huyện Thanh Quan gói gọn trong vỏn vẹn tám câu thơ để đời.

 

Câu trả lời:

THAM KHẢO :)
 

Đối với học sinh, trường học không chỉ là nơi học tập, mà còn giống như một mái nhà. Ngôi trường Tiểu học là nơi tôi cảm thấy yêu thương và gắn bó.

Trường của tôi đã có hai mươi năm tuổi. Cổng trường rất to, gồm một cổng chính và một cổng phụ. Bên trong sân trường được lát gạch, rất sạch sẽ. Các bồn cây dưới trên sân trường được xếp thẳng hàng. Trường học gồm ba dãy nhà. Những dãy nhà được sơn màu vàng, mái ngói màu đỏ. Đối diện thẳng với cổng trường là dãy nhà hiệu bộ. Trong các phòng học có đầy đủ trang thiết bị học tập.

Dưới mái trường thân yêu, tôi đã trải qua những ngày tháng học tập thật bổ ích. Đặc biệt nhất là kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Tôi thức dậy thật sớm. Ông nội là người đưa tôi đến trường. Trên đường đi, tôi cảm thấy háo hức, nhưng cũng đầy lo lắng. Ngôi trường Tiểu học đã hiện ra trước mắt. Trong ấn tượng của tôi lúc đó, ngôi trường thật to lớn. Trên sân trường có rất đông các bạn học sinh. Tôi được ông đưa đến lớp học. Cô giáo đã đứng ở cửa lớp để đón chúng tôi. Hình ảnh cô giáo xinh đẹp, dịu dàng vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi.

 

Sau nhiều năm học gắn bó, tôi cảm thấy càng thêm yêu ngôi trường. Từng góc sân trường, trên những chiếc ghế đá và cả mỗi phòng học đều ghi lưu giữ thật nhiều kỉ niệm. Bài học đánh vẫn đầu tiên mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Những giờ ra chơi sôi động sau tiết học vất vả. Tiếng trống tựu trường sau ba tháng hè. Cả những mùa chia tay với hàng phượng vĩ rực rỡ, tiếng ve râm ran. Tất cả thật đáng trân trọng và giữ gìn.

Trường học đã chắp cánh cho tôi những ước mơ tươi đẹp. Mai này dù đi đâu xa, tôi vẫn sẽ trân trọng và giữ gìn những tình cảm tốt đẹp dành cho mái trường Tiểu học của mình.

Cảm nghĩ về mái trường thân yêu - Mẫu 2

“Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy…”

(Bụi phấn)

Khi nghe bài hát này này, tôi lại cảm thấy bồi hồi. Tôi nhớ về mái trường cấp hai thân yêu với những kỉ niệm thật đẹp đẽ.

Ngôi trường được xây dựng được hơn mười năm. Trường được bảo vệ bởi một bức tường hình vuông kiên cố. Cổng trường rộng lớn, uy nghi. Bên trong, các dãy nhà được sơn màu vàng, với mái ngói đỏ tươi. Các phòng học bên trong đều được trang bị đầy đủ thiết bị.

Sân trường là nơi rộng rãi nhất. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Dưới sân trường, chúng tôi đã có những giờ giải lao thật bổ ích, cùng với những kỉ niệm vui vẻ bên bạn bè.

Kỉ niệm về ngày khai trường đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Ngôi trường vào ngày khai giảng hôm đó đối với tôi thật khác lạ. Sân trường được quét dọn sạch sẽ và được phủ đầy các hàng ghế dành cho học sinh. Sau tiết mục chào cờ, lần lượt là những lời phát biểu của thầy hiệu trưởng. Lời dặn dò cố gắng học tập của thầy tôi vẫn ghi nhớ.

Dưới mái trường này, chúng tôi đã được các thầy cô dạy dỗ nên người. Hình ảnh cô giáo chủ nhiệm luôn ân cần, quan tâm. Hay cả những giờ giải lao cùng bạn bè vui chơi. Lớp học đã trở thành một tập thể đoàn kết vững mạnh. Những người bạn thân thiết đã gắn bó cùng nhau suốt bốn năm liền với thật nhiều kỉ niệm vui buồn.

 

Đối với tôi, mới chỉ gắn bó hơn một năm, nhưng mái trường thân yêu đã trở thành ngôi nhà thứ hai. Tôi mong sau mỗi ngày đến trường sẽ có thêm thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ hơn.

Cảm nghĩ về mái trường thân yêu - Mẫu 3

Trường học có vai trò quan trọng đối với mỗi học sinh. Nơi đây giống như ngôi nhà thứ hai của tôi vậy.

Ngôi trường cấp hai là nơi tôi rất yêu quý. Nằm ngay mặt đường, nhưng trường vẫn có diện tích rộng rãi. Cổng trường to làm bằng sắt, phía trên là tấm biển ghi tên của trường. Các thầy cô giáo đều nói với chúng tôi, ngôi trường này đã được gần hai mươi năm tuổi.

Bên trong sân trường luôn được quét dọn sạch sẽ. Những tán cây xà cừ, phượng vĩ, bằng lăng… đứng sừng sững trên sân trường, toàn những loài cây quen thuộc với tuổi học trò. Dãy nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm lấy sân trường rộng. Trong các phòng học đều có đầy đủ các trang thiết bị học tập. Những bàn ghế, bảng đen, phấn trắng… đã trở thành hình ảnh quen thuộc đối với chúng tôi.

Nhưng tôi thích nhất là sân trường. Nơi đây đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Cây cối xanh tốt khiến cho sân trường luôn mát mẻ. Dưới sân trường, chúng tôi đã có những phút giây thư giãn thật lí thú. Trò chơi nhảy dây, đá cầu, đuổi bắt… giúp tình bạn thêm gắn kết hơn. Dưới mái trường thân yêu, tôi đã trải qua những giờ học bổ ích. Những lời giảng của thầy cô đến giờ vẫn còn vang vọng trong tâm trí tôi.

Yêu biết bao mái trường cấp hai yêu dấu. Tôi mong rằng những năm tháng sau này sẽ có thêm những kỉ niệm đẹp đẽ dưới mái trường thân yêu.

Cảm nghĩ về mái trường thân yêu - Mẫu 4

Trong cuộc đời mỗi người, ngôi trường có vai trò vô cùng quan trọng. Đó là nơi chúng ta được học tập, vui chơi và trải qua thật nhiều kỉ niệm bên thầy cô, bạn bè. Đối với tôi, hình ảnh mái trường cấp hai sẽ còn in đậm mãi trong tâm trí tôi.

Trường của tôi vừa mới xây dựng cách đây không lâu nên vẫn còn rất mới và khang trang. Ngôi trường nằm tại mặt đường quốc lộ của xã với một diện tích khá rộng rãi. Trường được bảo vệ bởi một bức tường hình vuông kiên cố. Trên những bức tường gần cổng trường còn được trang trí nhiều bức tranh rất đẹp vẽ bằng sơn.

Bên trong ngôi trường, các dãy nhà được sơn màu vàng như màu của ánh nắng. Mỗi dãy nhà đều có bốn tầng, mỗi tầng có bốn phòng học. Điểm chung của các phòng là đều có bảng đen, bàn ghế, điều hòa… Nhưng ở mỗi phòng học lại được trang trí khang nhau. Sân trường là nơi rộng rãi nhất. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Cây cối xanh tốt khiến cho sân trường luôn mát mẻ. Khu vực dãy nhà hiệu bộ là nơi làm việc của các cán bộ, thầy cô trong trường. Phía trước dãy nhà này còn có khu vực sân khấu để tổ chức các buổi lễ trong năm học hay lễ chào cờ hàng tuần. Phía bên trái của công trường là khu vực để xe của giáo viên và học sinh. Còn đằng sau dãy nhà hiệu bộ là một khoảng đất rất rộng đang được xây dựng để trở thành sân bóng.

 

Câu trả lời:

SAME

Câu trả lời:

yeah D :)